<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Hình V.2: Mật độ ghi dữ liệu trên các loại đĩa cứng

Để đọc hoặc ghi thông tin vào một cung, ta dùng một đầu đọc ghi di động áp vào mỗi mặt của mỗi lớp đĩa. Các đầu đọc/ghi này được gắn chặt vào một thanh làm cho chúng cùng di chuyển trên một đường bán kính của mỗi lớp đĩa và như thế tất cả các đầu này đều ở trên những rãnh có cùng bán kính của các lớp đĩa. Từ “trụ“ (cylinder) được dùng để gọi tất cả các rãnh của các lớp đĩa có cùng bán kính và nằm trên một hình trụ.

Người ta luôn muốn đọc nhanh đĩa từ nên thông thường ổ đĩa đọc nhiều hơn số dữ liệu cần đọc; người ta nói đây là cách đọc trước. Để quản lý các phức tạp khi kết nối (hoặc ngưng kết nối) lúc đọc (hoặc ghi) thông tin, và việc đọc trước, ổ đĩa cần có bộ điều khiển đĩa.

Công nghiệp chế tạo đĩa từ tập trung vào việc nâng cao dung lượng của đĩa mà đơn vị đo lường là mật độ trên một đơn vị bề mặt.

Bảng V.1: Thông số kỹ thuật của đĩa cứng

Đĩa quang

Các thiết bị lưu trữ quang rất thích hợp cho việc phát hành các sản phẩm văn hoá, sao lưu dữ liệu trên các hệ thống máy tính hiện nay. Ra đời vào năm 1978, đây là sản phẩm của sự hợp tác nghiên cứu giữa hai công ty Sony và Philips trong công nghiệp giải trí. Từ năm 1980 đến nay, công nghiệp đĩa quang phát triển mạnh trong cả hai lĩnh vực giải trí và lưu trữ dữ liệu máy tính. Quá trình đọc thông tin dựa trên sự phản chiếu của các tia laser năng lượng thấp từ lớp lưu trữ dữ liệu. Bộ phận tiếp nhận ánh sáng sẽ nhận biết được những điểm mà tại đó tia laser bị phản xạ mạnh hay biến mất do các vết khắc (pit) trên bề mặt đĩa. Các tia phản xạ mạnh chỉ ra rằng tại điểm đó không có lỗ khắc và điểm này được gọi là điểm nền (land). Bộ nhận ánh sáng trong ổ đĩa thu nhận các tia phản xạ và khuếch tán được khúc xạ từ bề mặt đĩa. Khi các nguồn sáng được thu nhận, bộ vi xử lý sẽ dịch các mẫu sáng thành các bit dữ liệu hay âm thanh. Các lỗ trên CD sâu 0,12 micron và rộng 0,6 micron (1 micron bằng một phần ngàn mm). Các lỗ này được khắc theo một track hình xoắn ốc với khoảng cách 1,6 micron giữa các vòng, khoảng 16.000 track/inch. Các lỗ (pit) và nền (land) kéo dài khoản 0,9 đến 3,3 micron. Track bắt đầu từ phía trong và kết thúc ở phía ngoài theo một đường khép kín các rìa đĩa 5mm. Dữ liệu lưu trên CD thành từng khối, mỗi khối chứa 2.352 byte. Trong đó, 304 byte chứa các thông tin về bit đồng bộ, bit nhận dạng (ID), mã sửa lỗi (ECC), mã phát hiện lỗi (EDC). Còn lại 2.048 byte chứa dữ liệu. Tốc độ đọc chuẩn của CD-ROM là 75 khối/s hay 153.600 byte/s hay 150KB/s (1X).

Dưới đây là một số loại đĩa quang thông dụng.

CD (Compact Disk): Đĩa quang không thể xoá được, dùng trong công nghiệp giải trí (các đĩa âm thanh được số hoá). Chuẩn đĩa có đường kính 12 cm, âm thanh phát từ đĩa khoảng 60 phút (không dừng).

CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory): Đĩa không xoá dùng để chứa các dữ liệu máy tính. Chuẩn đĩa có đường kính 12 cm, lưu trữ dữ liệu hơn 650 MB. Khi phát hành, đĩa CD-ROM đã có chứa nội dung. Thông thường, dĩa CD-ROM được dùng để chứa các phần mềm và các chương trình điều khiển thiết bị.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kiến trúc máy tính. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10818/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?

Ask