<< Chapter < Page Chapter >> Page >
  • Chọn lọc tương đối: theo nguyên tắc tác động của mình, bảo vệ có thể làm việc như là bảo vệ dự trữ khi ngắn mạch phần tử lân cận.
  • Chọn lọc tuyệt đối: bảo vệ chỉ làm việc trong trường hợp ngắn mạch ở chính phần tử được bảo vệ.

Tác động nhanh:

Càng cắt nhanh phần tư ̉bị ngắn mạch sẽ càng hạn chế được mức độ phá hoại phần tử đó , càng giảm được thời gian trụt thấp điện áp ở các hộ tiêu thụ và càng có khả năng giữ được ổn định của hệ thống điện.

Để giảm thời gian cắt ngắn mạch cần phải giảm thời gian tác động của thiết bị bảo vệ rơ le. Tuy nhiên trong một số trường hợp để thực hiện yêu cầu tác động nhanh thì không thể thỏa mãn yêu cầu chọn lọc. Hai yêu cầu này đôi khi mâu thuẫn nhau, vì vậy tùy điều kiện cụ thể cần xem xét kỹ càng hơn về 2 yêu cầu này.

Độ nhạy:

Bảo vệ rơle cần phải đủ độ nhạy đối với những hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường có thể xuất hiện ở những phần tử được bảo vệ trong hệ thống điện.

Thường độ nhạy được đặc trưng bằng hệ số nhạy Kn. Đối với các bảo vệ làm việc theo các đại lượng tăng khi ngắn mạch (ví dụ, theo dòng), hệ số độ nhạy được xác định bằng tỷ số giữa đại lượng tác động tối thiểu (tức dòng ngắn mạch bé nhất) khi ngắn mạch trực tiếp ở cuối vùng bảo vệ và đại lượng đặt (tức dòng khởi động).

đại lượng tác động tối thiểu

Kn = --------------------------------------------------------------

đại lượng đặt

Thường yêu cầu Kn = 1,5  2.

Tính bảo đảm:

Bảo vệ phải luôn luôn sẵn sàng khởi động và tác động một cách chắc chắn trong tất cả các trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ và các tình trạng làm việc không bình thường đã định trước.

Mặc khác bảo vệ không được tác động khi ngắn mạch ngoài. Nếu bảo vệ có nhiệm vụ dự trữ cho các bảo vệ sau nó thì khi ngắn mạch trong vùng dự trữ bảo vệ này phải khởi động nhưng không được tác động khi bảo vệ chính đặt ở gần chỗ ngắn mạch hơn chưa tác động. Để tăng tính đảm bảo của bảo vệ cần:

  • Dùng những rơle chất lượng cao.
  • Chọn sơ đồ bảo vệ đơn giản nhất (số lượng rơle, tiếp điểm ít)
  • Các bộ phận phụ (cực nối, dây dẫn) dùng trong sơ đồ phải chắc chắn, đảm bảo.
  • Thường xuyên kiểm tra sơ đồ bảo vệ.

Sơ đồ nối các máy biến dòng và rơle:

Sơ đồ các bi và rơle nối theo hình y hoàn toàn: i.a+i.b+i.c=3i.o=0 size 12{ {i} csup { size 8{ "." } } rsub { size 8{a} } + {i} csup { size 8{ "." } } rsub { size 8{b} } + {i} csup { size 8{ "." } } rsub { size 8{c} } =3 {i} csup { size 8{ "." } } rsub { size 8{o} } =0} {}

Dòng vào mỗi rơle bằng dòng pha (hình 1.2). Trong chế độ làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch 3 pha thì :

I . v =- ( I . a + I . c ) hay I . v = I . b size 12{ {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{v} } "=-" \( {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{a} } + {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{c} } \) ital "hay" {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{v} } = {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{b} } } {}

trong dây trung tính (dây trở về) không có dòng. Nhưng dây trung tính vẫn cần thiết để đảm bảo sự làm việc đúng đắn của sơ đồ khi ngắn mạch chạm đất. Sơ đồ có thể làm việc đối với tất cả các dạng ngắn mạch . Tuy nhiên để chống ngắn mạch một pha N(1) thường dùng những sơ đồ hoàn hảo hơn có bộ lọc dòng thứ tự không LI0.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Bảo vệ rơ le và tự động hóa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10749/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?

Ask