<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Đây là tài liệu về kỹ thuật khai thác lưới kéo

Phân loại lưới kéo

Có nhiều cách phân loại lưới kéo, người ta có thể căn cứ: vào tầng nước hoạt động; theo số tàu (thuyền) áp dụng; vào động lực được trang bị; dựa vào kết cấu lưới; dựa theo phương tiện vật lý tăng cường đánh bắt; dự vào số miệng lưới d0ược kéo; và dựa vào đối tượng khai thác,... mà phân loại lưới kéo. Nếu:

  • Căn cứ theo tầng nước hoạt động, có thể phân thành::
  • Lưới kéo tầng đáy, luôn làm việc sát đáy (H 5.1)
  • Lưới kéo tầng giữa, làm việc ở lớp nước ở gần đáy lên tới mặt nước (H 5.2)

Trong đó lưới Kéo tầng đáy chiếm đa số.

H 5.1 - Lưới kéo tầng đáy.

Ảnh của FAO, 1985

    • Căn cứ vào số lượng tàu thuyền kéo lưới, có 2 loại:
  • Lưới kéo đơn (giả đơn): đơn đuôi (H 5.3a); đơn mạn (H 5.3b).
  • Lưới kéo đôi hay Giả đôi, hay Cào đôi (H 5.3c)
    • Căn cứ vào động lực tàu thuyền kéo lưới, có 3 loại:
  • Lưới kéo thuyền buồm (ít sử dụng)
  • Lưới kéo thuyền buồm lắp máy
  • Lưới kéo cơ giới
    • Căn cứ vào cấu tạo lưới, có 5 loại:
  • Lưới kéo có cánh
  • Lưới kéo không cánh
  • Lưới kéo 2 thân (2 tấm)
  • Lưới kéo 4 thân (4 tấm)
  • Lưới kéo dây
    • Căn cứ vào phương tiện vật lý tăng cường đánh bắt
  • Lưới kéo thường
  • Lưới kéo điện
  • Lưới kéo ánh sáng
    • Căn cứ vào số lượng lưới được kéo
  • Lưới kéo 2 lưới (H 5.4)
  • Lưới kéo 4 lưới
  • Lưới kéo 8 lưới
  • Lưới kéo 16 lưới
    • Căn cứ vào hệ thống mở miệng lưới
  • Lưới kéo có ván lưới (H 5.5)
  • Lưới cào rường
  • Lưới cào khung
    • Căn cứ vào đối tượng đánh bắt
  • Lưới kéo tôm
  • Lưới kéo cá
  • Lưới cào sò, điệp

Hiện nay ta đang ở giai đoạn thứ 2 của kỹ thuật khai thác, nghĩa là có sự kết hợp giữa cơ giới với các đặc tính sinh học cá, chẳng hạn, đánh cá kết hợp điện, ánh sáng,...

Lưới kéo tầng đáy

Cấu tạo lưới kéo

Cấu tạo của lưới kéo gồm: áo lưới, các dây giềng và các trang thiết bị phụ trợ (H 5.6).

Áo lưới

Áo lưới kéo bao gồm 4 phần chính: Cánh lưới, lưới chắn, thân lưới, và đụt lưới (H 5.7a). Ngoài ra trong từng phần lưới ciòn được chia phụ thêm dựa theo kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới (H 5.7b)

CánhThânĐụtLưới chắnVùng hướng cáVùng giữ cáVùng uy hiếpH 5.7a – Các bộ phận chủ yếu của áo lưới

  • Cánh lưới

Để làm ra cánh lưới người ta có thể đan một mạch để tạo thành tấm lưới theo phương pháp tăng hoặc giảm, hoặc có thể sử dụng tấm lưới đã được dệt sẳn rồi cắt ra thành từng tấm lưới có hình dạng nào đó, sau đó các tấm này được ráp lại bằng các đường sươn quấn hoặc có thể kết hợp giữa cả đan và cắt.

Cạnh mắt lưới, theo qui luật đi từ miệng trở vào thân và đụt thì nhỏ dần, mắt lưới tại đụt là nhỏ nhất. Vật liệu làm lưới có thể bằng sợi thiện nhiên, như sợi bông, đay, gai,... hoặc bằng vật liệu sợi tổng hợp như Polyetylene, Nilon,... Hiện nay sợi thiên nhiên ít được sử dụng trong nghề cá, bởi cường độ đứt thấp và dễ bi mục nát khi để lâu trong nước.

Biên ngoài của cánh lưới thường có 3 dạng sau: hình nón, hình phỏng nón và hình chữ nhật.

Ở đây, độ dốc của đường biên được đánh giá bằng độ nghiêng K. Độ nghiêng K được tính như sau:

K = tg α = b h size 12{K= ital "tg"α= { {b} over {h} } } {}

hay: K = B 1 B 2 2h size 12{K= { {B rSub { size 8{1} } - B rSub { size 8{2} } } over {2h} } } {}

trong đó: B1 = 2.a.n1.U1

B2 = 2.a.n2.U1

h = 2.a.m2.U2

ở đây: a là kích thước cạnh mắt lưới; n1 và n2 tương ứng là số mắt lưới của cạnh đáy trên và đáy dưới; U1 và U2 tương ứng là hệ số rút gọn ngang và hệ số rút gọn đứng của tấm lưới.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Am nhac. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10735/1.3
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?

Ask