<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng trên nhưng tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào các cấp quản trị khác nhau trong tổ chức.

Nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay rằng ở những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy. Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp, thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật. Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng. Mặc dù vậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể có sự khác nhau tùy theo loại cán bộ quản trị, nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năng khác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức.

Các hoạt động của người quản trị sản xuất

Người quản trị trong chức năng sản xuất thực hiện các hoạt động chủ yếu và các quyết định cơ bản sau:

 Trong chức năng hoạch định:

− Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ.

− Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.

− Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác.

− Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng.

− Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị.

 Trong chức năng tổ chức:

− Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm.

− Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.

− Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hoá và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất.

− Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị.

 Trong chức năng kiểm soát:

− Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu.

− So sánh chi phí với ngân sách; so sánh việc thực hiện định mức lao động; so sánh tồn kho với mức hợp lý.

− Kiểm tra chất lượng.

 Trong chức năng lãnh đạo:

− Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất.

− Thiết lập các chính sách nhân sự; các hợp đồng lao động.

− Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc.

− Chỉ ra các công việc cần làm gấp.

 Trong chức năng động viên:

− Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu, mong muốn.

− Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất.

− Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi.

 Trong chức năng phối hợp:

− Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất; phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá.

− Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết.

− Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông.

− Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế...

− Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng.

− Chức năng giáo dục phát triển nhân sự, giúp đỡ đào tạo công nhân.

Tóm lại, chức năng quản trị sản xuất thực hiện bởi một nhóm người chịu trách nhiệm sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Chức năng sản xuất là một chức năng cơ bản doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng tới sự thành công và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ cung cấp, ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng.

 o O o 

Câu hỏi ôn tập

  1. Thế nào là sản xuất và quản trị sản xuất?
  2. Tại sao nói quản trị sản xuất là một chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp?
  3. Nghiên cứu yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất là gì?
  4. Trình bày các đặc điểm cơ bản của hệ thống sản xuất hiện đại?
  5. Hãy nêu các quyết định trong quản trị sản xuất?
  6. Kỹ năng của người quản lý trong quản trị sản xuất là gì?

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương. OpenStax CNX. Aug 06, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10881/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?

Ask