<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Đánh cá kết hợp ánh sáng vốn là nghề khai thác vốn tồn tại rất lâu đời. Từ xa xưa những người ngư dân cũng đã biết sử dụng các nguồn sáng (đuốc, đèn dầu, đèn khí,...) kết hợp với các ngư cụ thô sơ (chĩa, nôm, dao,...) để khai thác cá vào những đêm tối trời. Ngày nay với sự phổ biến của nguồn sáng điện, các ngư cụ khai thác cũng được cải tiến thêm để kết hợp với nguồn sáng này tạo thành các ngư cụ khai thác kết hợp ánh sáng , chẳng hạn lưới vó, lưới đăng, lưới vây kết hợp ánh sáng,...rất hiện đại và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều sản lượng khai thác cho từng mẽ đánh bắt. Chắc chắn rằng việc khai thác cá kết hợp ánh sáng trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa trên qui mô và sự đa dạng ngư cụ.Tuy vậy việc kết hợp giữa ánh sáng và ngư cụ khai thác muốn đạt hiệu quả cao không thể chỉ dựa váo điều kiện vật chất, kỹ thuật mà còn phải biết kết hợp các phương tiện này với việc đi sâu tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sinh lý, sinh học cá và môi trường sống của cá trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng thì thật sự mới có thể đạt hiệu quả trong khai thác cá kết hợp ánh sáng. Do vậy, trong chương này chủ yếu giới thiệu về một số ngư cụ khai thác cá kết hợp ánh sáng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời nêu bật lên mối quan hệ giữa tập tính sinh lý cá trong nguồn sáng.

Tập tính cá trong vùng sáng

Người ta nhận thấy rằng vào ban đêm, những lúc tối trời, có nhiều loài cá bị hấp dẫn bởi ánh sáng, chúng thường tập trung thành những đàn lớn chung quanh nguồn sáng hoặc đôi khi chúng ở trạng thái ngơ ngác, ngây dại, khi bị nguồn sáng chiếu gọi vào chúng. Qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng đa số các loài cá bị hấp dẫn bởi ánh sáng thường là các loài cá thích nhiệt, sống ở tầng mặt, có vòng đời tương đối ngắn và thức ăn của nó chủ yếu là các phiêu sinh động và thực vật, chẳng hạn cá trích, cá thu đao, cá cơm,... Tuy vậy cũng có loài sợ ánh sáng như cá thu, cá mập,... chúng thường rời bỏ khu vực có ánh sáng chiếu vào.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các loài cá thích ánh sáng thường tạo thành đàn lớn không phải quanh năm, mọi lúc, mà chỉ xuất hiện vào những thời kỳ nhất định trong chu kỳ sống của chúng và ở không gian hẹp, chẳng hạn cá Thu đao thường tập trung thành đàn lớn trong thời kỳ vỗ béo, còn cá Nục và một số loài cá khác thì ở thời kỳ trú đông. Ngoài thời gian này chúng phân tán ở phạm vi rộng và tác động của ánh sáng đối với chúng thì không lớn lắm. Tuy vậy, một số loài trong họ cá Trích thì có thể tạo đàn quanh năm. Điều này thuận lợi cho việc khai thác cá kết hợp ánh sáng.

Người ta còn nhận thấy rằng trạng thái cá tập trung quanh nguồn sáng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của môi trường nước: Nhiệt độ, độ mặn, độ trong, sóng gió, sự có mặt của cá dữ,... mà còn phụ thuộc vào đặc tính sinh học bên trong của cá như độ no, độ thành thục của cá trong thời ký phát dục,... Ngoài ra chúng còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường nước, như sự ảnh hưởng của ánh sáng trăng, ánh sáng ban ngày,...

Khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trạng thái cá trong vùng sáng, người ta còn nhận thấy chẳng những các loài cá khác nhau có sự yêu thích các loại màu sắc ánh sáng khác nhau, mà ngay chính trong từng loài, ở những giai đoạn sống khác nhau cũng thích ứng với nhiều màu sắc khác nhau.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask