<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Sự ra hoa và biện pháp xủ lý ra hoa sầu riêng

Sự ra hoa

Hoa sầu riêng mọc thành từng chùm trên nhánh hoặc thân (Hình 1), mỗi chùm có từ 1-45 hoa. Hoa thuộc loại hoa hoàn toàn, nghĩa là có đủ hai bộ phận đực (nhị) và cái (nhụy) nhưng hai bộ phận nầy không chín cùng lúc khi hoa nở. Thông thường, nuốm nhụy cái bắt đầu nhận phấn trước khi hạt phấn được phóng thích ra khỏi bao phấn. Trên một số giống sầu riêng của Thái Lan, hoa sầu riêng nở hoàn toàn vào khoảng 3 giờ chiều cho đến 6-7 giờ tối nhưng hạt phấn bắt đầu phóng thích từ 8 giờ tối đến giữa đêm nên sự tự thụ phấn trên cây sầu riêng xãy ra với tỉ lệ rất thấp (Polrasid, 1969 trích dẫn bởi Nanthachai, 1994). Tuy vậy, Kim và Luder (2000) cho biết mặc dù bao phấn mở sau khi nuốm nhụy cái trưởng thành từ 1-3 giờ nhưng nuốm nhụy cái vẫn tiếp tục nhận phấn trong 12-18 giờ tiếp theo nên sầu riêng vẫn có cơ hội tự thụ phấn. Khảo sát sự ra hoa của sầu riêng sữa Hạt Lép Nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy bao phần bắt đầu nứt từ 3 giờ 35 và kết thúc lúc 6 giờ 45, trong khi nuốm nhụy cái nhô ra khỏi bao hoa từ ngày hôm trước và hơi khô vào 10 giờ sáng hôm sau. Khảo sát kích thước hạt phấn của một số giống sầu riêng như Sữa Hạt Lép, Mon Thong, Khổ Qua Xanh, Lá Quéo và Sữa Hạt Lép Út Tấn, nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy sầu Khổ Qua Xanh có kích thước nhỏ nhất (79,31  2,35 m) và cao nhất là sầu riêng sữa Hạt lép út Tấn (94,25  2,81 m). Hạt phấn sầu riêng hình cầu, dính và được phóng thích thành từng khối (Hình 7.2) nên sự thụ phấn nhờ gió không thể xảy ra.

Nghiên cứu sâu về sự ra hoa của sầu riêng, Salakpetch và ctv. (1992) cho biết hoa sầu riêng giống Chanee nhận phấn một ngày trước khi hoa nở và khả năng nhận phấn giảm ở ngày tiếp theo. Khả năng sống của hạt phấn đạt tỉ lệ từ 83-96 % ở một ngày trước khi hoa nở. Hai ngày sau khi rớt nhụy khả năng sống của hạt phấn giảm còn 75% đối với giống Mon Thong và 92% trên giống Chanee. Hạt phấn sầu riêng có hình cầu, dính và phóng thích thành từng khối nên rất ít di chuyển nhờ gió. Do đó, hoa sầu riêng thụ phấn chủ yếu nhờ dơi tìm mật hoa làm thức ăn và các loại bướm đêm. Tuy nhiên, khả năng thụ phấn bị giới hạn vì hoa nở vào buổi chiều và rụng trước nửa đêm (Coronel, 1986). Ngoài ra, trên cây sầu riêng còn có hiện tượng tự bất tương hợp của hạt phấn (self-incompatible). Kim và Luder (2000) cho biết đối với cây có hạt phấn tự bất tương hợp hoàn toàn (totally self-incompatible) sẽ không tự thụ phấn, trong khi cây có hiện tượng bất tương hợp một phần (partially self-incompatible) thì có khả năng tự thụ phấn nhưng với tỉ lệ thấp hoặc tự thụ phấn như quan sát trên một số cây trồng từ hột. Trường hợp hạt sầu riêng bị “lép” sau khi thụ tinh nhưng cơm trái vẫn phát triển bình thường là hiện tượng thường gặp trên cả hai trái bình thường và trái bị dị hình nhưng thạt lép thường gặp trện trái dị hình hơn. Điều nầy cho thấy cả hai hiện tượng bất tương hợp trước và sau khi thành lập hợp tử đều xảy ra trên cây sầu riêng. Từ những kết quả nầy tác giả cho rằng cơ chế của hiện tượng bất tương hợp được kiểm soát bởi thể giao tử (gametophytically). Nghiên cứu về sự tự bất tương hợp và sự thụ phấn Kim và Luder (2000) nhận thấy sầu riêng tự thụ phấn sẽ cho năng suất thấp và phẩm chất trái kém. Trái tự thụ phấn thường bị méo mó, biến dạng, trọng lượng trái giảm từ 33-50%, gai trái dầy, không điều, số hộc/trái ít (<2 hộc), rụng trái nhiều. Trong khi đó trái được thụ phấn bổ sung có tỉ lệ đậu trái cao, năng suất cao và phẩm chất trái tốt hơn. Nguyễn Thị Bích Vân (2001) cho biết thụ phấn nhân tạo bổ sung cho sầu riêng Sữa Hạt Lép bằng phấn sầu riêng Mon Thong làm tăng khả năng đậu trái từ 13% lên 60-93%, tăng tỉ lệ trái cân đối từ 0% lên 50-93% và trái được phân bố ở những vị trí cành thuận lợi (Hình 7.3). Tác giả cũng nhận thấy sầu riêng Sữa Hạt Lép thụ phấn bổ bổ sung bằng phấn hoa sầu riêng Khổ Qua xanh có tỉ lệ ăn được là 34% trong khi thụ phấn bằng chính phân hoa Sữa hạt Lép tỉ lệ ăn được chỉ đạt 13,7%. Tuy nhiên, Kim và Luder (2000) cũng cho biết là nguồn phấn có nhiều ảnh hưởng đến đặc điểm phẩm chất trái (màu sắc cơm, mùi, vị) cũng như đặc tính trái (trọng lượng, kích thước, số hộc/trái, số hột/hộc. Do đó, việc tìm ra giống cho phấn thích hợp cho từng giống sầu riêng nhằm đạt được tỉ lệ đậu trái và năng suất cao là yêu cầu rất quan trọng. Quan tâm đến sự đậu trái của sầu riêng, Vũ Công Hậu (1999) cũng cho rằng nếu để sầu riêng thụ phấn tự nhiên sẽ có một số nhược điểm như tỉ lệ đậu trái thấp, vị trí trái không thận lợi và không chủ động được thời gian thu hoạch. Do đó, việc thụ phấn nhân tạo bổ sung có tác dụng làm tăng tỉ lệ đậu trái, trái có hình dạng cân đối và chủ động được thời gian thu hoạch. Ngoài ra, Việc thụ phấn nhân tạo còn tận dụng được ưu thế của hạt phấn chọn làm cây cha. Somsri (1987, trích dẫn bởi Nanthachai, 1990) tìm thấy rằng tỉ lệ tự thụ phấn của giống sầu riêng Chanee và Kanyao là 0-6% và 21%, tuy nhiên nếu thụ phấn chéo bằng tay tỉ lệ đậu trái sẽ tăng lên 30-64% và 87-90%. Cornel (1986) cho biết thụ phấn nhân tạo bằng tay khi hoa chưa nở (cánh hoa đã nứt ra) đạt tỉ lệ đậu trái cao (87-90%) hơn thực hiện khi hoa nở hoàn toàn (53-75%).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask