<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Mục đích: Giới thiệu một số thiết bị lưu trữ ngoài như: đĩa từ, đĩa quang, thẻ nhớ, băng từ. Giới thiệu hệ thống kết nối cơ bản các bộ phận bên trong máy tính. Cách giao tiếp giữa các ngoại vi và bộ xử lý. Phương pháp an toàn dữ liệu trên thiết bị lưu trữ ngoài.Yêu cầu: Sinh viên phải nắm vững các kiến thức về hệ thống kết nối cơ bản các bộ phận bên trong máy tính, cách giao tiếp giữa các ngoại vi và bộ xử lý. Biết được cấu tạo và các vận hành của các loại thiết bị lưu trữ ngoài và phương pháp an toàn dữ liệu trên đĩa cứng.

DẪN NHẬP

Bộ xử lý của máy tính điện tử liên hệ với bên ngoài nhờ các bộ phận xuất nhập (I/O) mà ta còn gọi là ngoại vi.

Các ngoại vi thông dụng là:

- Màn hình, bàn phím, chuột, máy in, thẻ mạng... là những bộ phận giúp con người sử dụng máy tính dễ dàng.

- Các đĩa từ, băng từ, đĩa quang, các loại thẻ nhớ là những bộ phận lưu trữ thông tin trữ lượng lớn.

Tất cả các ngoại vi đều được nối vào bộ xử lý và bộ nhớ trong bằng một hệ thống dây nối phức tạp vì tính đa dạng của các ngoại vi.

Trong chương này chúng ta tập trung nói đến các bộ phận lưu trữ số liệu có trữ lượng cao (đĩa từ, đĩa quang, băng từ) và sự kết nối các bộ phận này vào máy tính.

Đĩa từ

Dù rằng công nghệ mới không ngừng phát minh nhiều loại bộ phận lưu trữ một lượng thông tin lớn nhưng đĩa từ vẫn giữ vị trí quan trọng từ năm 1965. Đĩa từ có hai nhiệm vụ trong máy tính.

- Lưu trữ dài hạn các tập tin.

- Thiết lập một cấp bộ nhớ bên dưới bộ nhớ trong để làm bộ nhớ ảo lúc chạy chương trình.

Do đĩa mềm dần được các thiết bị lưu trữ khác có các tính năng ưu việt hơn nên chúng ta không xét đến thiết bị này trong chương trình mà chỉ nói đến đĩa cứng. Trong tài liệu này mô tả một cách khái quát cấu tạo, cách vận hành cũng như đề cập đến các tính chất quan trọng của đĩa cứng.

Một đĩa cứng chứa nhiều lớp đĩa (từ 1 đến 4) quay quanh một trục khoảng 3.600-15.000 vòng mỗi phút. Các lớp đĩa này được làm bằng kim loại với hai mặt được phủ một chất từ tính (hình V.1). Đường kính của đĩa thay đổi từ 1,3 inch đến 8 inch. Mỗi mặt của một lớp đĩa được chia thành nhiều đường tròn đồng trục gọi là rãnh. Thông thường mỗi mặt của một lớp đĩa có từ 10.000 đến gần 30.000 rãnh. Mỗi rãnh được chia thành nhiều cung (sector) dùng chứa thông tin. Một rãnh có thể chứa từ 64 đến 800 cung. Cung là đơn vị nhỏ nhất mà máy tính có thể đọc hoặc viết (thông thường khoảng 512 bytes). Chuỗi thông tin ghi trên mỗi cung gồm có: số thứ tự của cung, một khoảng trống, số liệu của cung đó bao gồm cả các mã sửa lỗi, một khoảng trống, số thứ tự của cung tiếp theo.

Với kỹ thuật ghi mật độ không đều, tất cả các rãnh đều có cùng một số cung, điều này làm cho các cung dài hơn ở các rãnh xa trục quay có mật độ ghi thông tin thấp hơn mật độ ghi trên các cung nằm gần trục quay.

Hình V.1: Cấu tạo của một đĩa cứng

Mật độ ghi không đềuMật độ ghi đềuVới công nghệ ghi với mật độ đều, người ta cho ghi nhiều thông tin hơn ở các rãnh xa trục quay. Công nghệ ghi này ngày càng được dùng nhiều với sự ra đời của các chuẩn giao diện thông minh như chuẩn SCSI.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kiến trúc máy tính. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10818/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?

Ask