<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Qua kết quả bước đầu khảo sát tác động của chlorate kali lên rễ của cây nhãn Da Bò cho thấy tưới vào đất ở nồng độ 80 g/m đường kính tán rễ non bị thiệt hại đến 50 % và tỉ lệ rễ bị thối nhũn đạt 20 % sau 3 ngày kể từ khi tưới hóa chất vào đất và tỉ lệ nầy giảm còn 23 % sau 3 tháng. Đối với nồng độ 20 g/m đường kính tán thì chỉ có 12 % rễ bị thiệt hại sau ba ngày và 15 % rễ bị nhũn sau 7 ngày và sự thiệt hại của rễ chỉ còn khoãng 5 % sau ba tháng. Về tác động của chlorate kali lên sự ra hoa trong mùa thuận của cây nhãn Tiêu Da Bò thì nồng độ từ 20-80 g/m đường kính tán đều cho tỉ lệ ra hoa trên 80 % và không khác biệt với biện pháp xử lý khoanh cành (Trần Văn Hâu và ctv., 2002). Khi khảo sát tác dộng của Chlorate kali lên đặc tính sinh lý của cây, Hegele và ctv. (2004) nhận thấy sau khi xử lý chlorate kali quang hợp của cây giảm 10 lần.

Khảo sát dư lượng trong trái nhãn “Do” dưới ảnh hưởng của biện pháp xử lý cholrate kali, Kanaree và Pankasemsuk (2005a) không tìm thấy sự hiện diện của ClO3–, ClO2– và ClO– trong thịt trái, trong khi hàm lượng K+ và Cl- không khác biệt giữa trái có và không xử lý. Kanaree và Pankasemsuk (2005b) cũng nhận thấy khi xử lý chlorate kali ở các nồng dộ 0, 200, 500 và 800 g/cây không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất trái như kích thước trái, kích thước hạt, màu sắc vỏ trái, TSS, trọng lượng trái tươi và trọng lượng trái khô.

Hiện nay việc sử dụng chlorate kali để kích thích cho nhãn ra hoa quanh năm hầu như đã được khẳng định ở Thái Lan (Hegele và ctv., 2004). Tổng hợp các kết quả nghiên cứu hiệu quả của chlorate kali lên sự ra hoa nhãn trong mùa nghịch, cho thấy biện pháp tưới vào đất ở giai đoạn lá lụa với nồng độ từ 15-30 g/m đường kính tán đạt hiệu quả cao trong khi xử lý bằng cách phun lên lá ở nồng độ 2.000 ppm có thể làm rụng lá và chết cây nhưng hiệu quả không cao (Manochai và ctv., 2005). Tuy nhiêu nếu xử lý KClO3 cao 250-300 g/cây tỉ lệ ra hoa rất cao, đạt tỉ lệ 100 % nhưng có những ghi nhận cho thấy trọng lượng trái nhãn bị giảm (<10 g/trái) có lẻ do số lượng rễ bị thiệt hại khi xử lý hóa chất nhiều, sự hồi phục rễ non không kịp thời đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trái nhãn. Hiện nay, để giảm bớt thiệt hại của biện pháp khoanh cành và xử lý chlorate kali ở nồng độ cao, nông dân trồng nhãn ở ĐBSCL đã áp dụng biện pháp xử lý cho nhãn Tiêu Da Bò ra hoa bằng cách tưới chlorate kali ở nồng độ vừa phải (từ 10-20 g/m đường kính tán) và khoanh cành với chiều dài vết khoanh chỉ từ 2-3 mm. Biện pháp nầy tỏ ra có hiệu quả trong việc bảo đảm khả năng sản xuất lâu dài của cây đồng thời đảm bảo được hiệu quả ra hoa vì trong một số trường hợp xử lý chlorate kali không đạt hiệu quả có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai, mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây. Điều cần chú ý khi xử lý chorate kali là ở thời điểm lá non hiệu quả của chorate kali thấp. Để xác dịnh điều nầy, Hegele và ctv. (2004) tìm thấy hàm lượng auxin trong lá non cao và có lẽ đã ngăn cản sự di chuyển IAA từ chồi bởi cơ chế tự ức chế.

Morphactin (morphactin formular-mf)

MF bắt nguồn từ hydroxyfluorene-9-carboxylic acid, là một chất điều hoà sinh trưởng tổng hợp, có tác dụng ngăn cản sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, ức chế sự sinh trưởng của chồi, sự kéo dài của lóng, cản trở địa hướng động và quang hướng động của cây (Schneider, 1970). MF có đặc tính làm chậm sự sinh trưởng giống với các chất CCC, B-nine nhưng không như các chất làm chậm sự sinh trưởng, MF không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp GA (Togoni và ctv., 1967) và được biết nó làm rối loạn khả năng quang hướng động và địa hướng động của các cơ quan của cây (Khan, 1967; Sankhla and Sankhla, 1968). Trên cây bơ, Phun Belerex (GA3) ở nồng độ 500ppm và MF ở nồng độ 100 ppm gần ngày nở hoa sẽ làm hoa bị biến dạng và trái không hột. Ngoài ra, MF 100 ppm còn làm đảo lộn mô hình ra hoa của nhóm B, phase cái vào buổi sáng và phase đực vào buổi chiều (Levin, 1981). MF còn có tác dụng ngăn cản sự vận chuyển phân cực của auxin trong gân chính của lá cam quýt nhưng không làm thiếu auxin tự do trong sự hấp thụ ở phần đỉnh của lá nên Goren và ctv. (1986) đã đề nghị sử dụng MF như là chất ngăn cản sự rụng lá bởi nó làm chậm hoạt động của enzyme phân giải vách tế bào, một cơ chế không liên quan đến sự ngăn cản sự vận chuyển của auxin đến vùng rụng của MF Trên cây xoài, MF có tác dụng làm giảm hoạt động sinh trưởng, ra hoa sớm và cải thiện năng suất (Murray, 1998). Nhằm cải thiện khả năng ra hoa của giống xoài Kensington Pride ở vùng Darwin, thuộc miền Bắc nước Úc, Leonardi và ctv. (1999) đã nghiên cứu biện pháp sử dụng hoá chất MF và PBZ so với biện pháp được áp dụng lâu năm ở vùng nầy là khấc thân. Qua theo dõi năng suất của 11 điểm thí nghiệm từ 2 - 4 năm cho thấy có 8/11 điểm năng suất của cây xoài được xử lý bằng phương pháp cột dây có thấm MF (nồng độ 0,0014 g a.i./cây) cao hơn so với đối chứng, trong đó có thí nghiệm so sánh giữa hoá chất MF và PBZ (1,5 - 1,8 g a.i./cây, xử lý bằng cách tưới xung quanh gốc) thì hiệu quả của MF cao hơn hẳn so với PBZ và đối chứng, trong khi PBZ không có khác biệt so với đối chứng. Cũng so sánh hiệu quả của hai loại hoá chất MF và PBZ trên sự ra hoa, năng suất và một số đặc tính sinh lý của xoài Kensington Pride, Gonález và Blaikie (2003) đã xử lý MF bằng cách buộc dây có thấm MF ở nồng độ 0,5% và PBZ xử lý bằng cách tưới vào đất với liều lượng trung bình từ 5 - 7,5 g a.i./cây. Kết quả nghiêu cứu cho thấy rằng cả hai nghiệm thức xử lý MF và PBZ đều có tác dụng cải thiện đặc tính ra hoa của giống xoài Kensington Pride so với đối chứng không xử lý hoá chất cũng như khấc thân. Tuy nhiên, chỉ có nghiệm thức xử lý PBZ là cải thiện được năng suất trái/m2, trong khi năng suất trái của nghiệm thức xử lý MF không khác biệt so với đối chứng. Năng suất kinh tế của cây xoài được xử lý MF thấp được giải thích do giảm tỉ lệ quang hợp của lá gây ra sau khi xử lý MF, giảm diện tích lá do lá rụng và cây mang nhiều trái nhưng trái nhỏ nên năng suất kinh tế thấp hơn so với cây xoài được xử lý PBZ. Như vậy qua thí nghiệm nầy phù hợp với nhận xét của Leonardi và ctv. (1999) cho rằng PBZ ở liều lượng 1,5 - 1,8 g a.i./cây là quá thấp để có hiệu quả và nồng độ của MF ở mức 0,5 - 0,6% là hơi cao và có thể làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây xoài như làm giảm khả năng đồng hoá khí CO2, sự vận chuyển nước, giảm diện tích do lá bị rụng như kết luận của Gonález và Blaikie (2003). Qua thí nghiệm nầy, González và Blaikie (2003) cũng cho biết không có bằng chứng cho thấy MF có hiệu quả trong năm thứ hai. Hai ông cũng nhận thấy rằng cây xoài được xử lý MF bị giảm nghiêm trọng khả năng đồng hóa khí CO2, khả năng truyền dẫn của khí khổng và sự vận chuyển nước cho tới 4 tháng sau khi xử lý MF. Cây xoài sau khi quét dung dịch MF lên thân cây cũng bị giảm sự trao đổi khí trên lá (Murray, 1998). Trong khi đó, cây được xử lý PBZ có khả năng đồng hóa khí CO2 cao hơn cây xử lý MF và tương tự với cây đối chứng nhưng trong mùa khô thì sự đồng hoá khí CO2 của cả hai nghiệm thức và đối chứng đều cò tỉ lệ tương tự. Hàm lượng chlorophyll trong lá của cây xử lý MF cũng thấp hơn so với cây xử lý PBZ trong năm xử lý và không khác biệt nhau trong năm tiếp theo và quan trọng hơn cả là năng suất kinh tế của xoài xử lý PBZ cao hơn gấp 2-3 lần so với cây xử lý MF.

Các biện pháp xử lý MF (cột dây có thấm MF và quét MF vào rảnh khấc trên thân đều cho hiệu quả tương tự trên sự ra hoa, năng suất trái và sự sinh trưởng. Với phương pháp quét MF vào rảnh khấc thì nồng độ từ 0,03-0,06g a.i/cây, tuỳ theo đường kính gốc thân, tỏ ra có hiệu quả mặc dù trong một số trường hợp trong thí nghiệm rộng ngoài đồng có biểu hiện lá bị vàng. Điều nầy cho thấy nồng độ MF có thể hơi cao. Biện pháp quét MF vào rãnh khấc rộng (10 mm) có hiệu quả cao hơn rãnh khấc nhỏ (5 mm). Mặc dù không có sự khác biệt giữa hai biện pháp xử lý MF nhưng biện pháp quét vào vết khấc trên thân ít có hiệu quả thực tế vì phải làm lại hằng năm, làm tăng chi phí sản xuất so với biện pháp buộc dây có thấm MF chỉ thấm MF có một lần nhưng hiệu quả kéo dài hơn một năm. Ngoài ra, biện pháp quét vào vết khấc cũng có thể gây ra sự vượt quá nồng độ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. So sánh giữa phương pháp cột dây và cột dây có thấm MF thì nồng độ từ 0,002-0,01 g a.i./cây có thể quá thấp để có hiệu quả, do đó cần có những thí nghiệm buộc dây thấm MF ở nồng độ cao hơn

Về thời điểm xử lý MF, kết quả cho thấy rằng biện pháp cột dây có thấm MF từ tháng 9-11 ở liều lượng 0,002 g a.i./cây không có hiệu quả trong năm xử lý nhưng trong năm tiếp theo nghiệm thức xử lý vào tháng 9 cho năng suất cao gấp 2,5 lần so với đối chứng, trong khi đó xử lý bằng phương pháp quét vào vết khấc trên thân ở nồng độ 0,06 g a.i./cây từ tháng 11-3 năm sau thì xử lý vào tháng 2-3 năng suất không khác biệt so với đối chứng.

Tóm lại, việc xử lý MF đã làm cho xoài Kensington Pride ra hoa sớm hơn, tập trung hơn, làm tăng năng suất xoài, giúp cho nhà vườn có thể bán giá cao hơn 3 lần trong tháng 9, mặc dù trong một số trường hợp, nồng độ cao MF có thể làm giảm sự sinh trưởng cũng như năng suất kinh tế của cây xoài. Kết quả của những thí nghiệm nầy cho thấy rằng biện pháp buộc dây và buộc dây có thấm MF là biện pháp có tiềm năng phát triển thành biện pháp thực hiện cho nông dân nhằm cải thiện đặc tính ra hoa và năng suất của xoài Kensington Pride (Leonardi và ctv., 1999).

Hình 4.14 Xử lý xoài ra hoa bằng biện pháp khoanh thân và buộc dây có tẩm morphactin trên xoài Kensington pride ở Darwin, Úc

Biện pháp canh tác49

Xông khói49

Cắt rễ 49

Khấc thân hay khoanh cành51

Điều khiển sự ra bằng hóa chất 54

Sự lưu ý chung54

Liều lượng áp dụng các chất ngoại sinh55

Cách và vị trí áp dụng55

Thời gian áp dụng56

Các chất kích thích ra hoa56

Hóa chất có tác dụng phá miên trạng mầm hoa56

Chất ức chế quá trình sinh tổng hợp GA 62

Chlorate kali (KClO3)72

Morphactin (Morphactin formular-MF)75

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask