<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Ảnh hưởng bất lợi của PBZ lên sự sinh trưởng của cây xoài cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Ap dụng phương pháp tưới vào đất liên tục trong 3 năm ở liều lượng 5 và 10g a.i./cây xoài 16 năm tuổi làm giảm tỉ lệ ra đọt (5,12% so với 48% ở nghiệm thức đối chứng), chiều dài chồi mới xuất hiện ngắn hơn so với đối chứng (12,2 và 11,3 cm so với 19,5 cm) (Buronkar và Gunjate, 1993). Trên cây xoài giống Blanco 1,5 tuổi xử lý PBZ bằng cách phun lên lá (750, 1.125 và 1.500 ppm) hay tưới vào đất (750, 1.500 và 2.250 mg/cây), Werner (1993) tìm thấy ở tất cả các nghiệm thức đều làm giảm kích thước lá. Tác giả cũng nhận thấy việc xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất làm ảnh hưởng đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá, trong đó, chất P, K và Cu giảm nhưng N, Ca, Mn và Zn thì lại tăng. Trên cây xoài Nam Dok Mai Twai No. 4 Charnvichit và ctv. (1991) tìm thấy rằng ở liều lượng 1,5 g a.i./m đường kính tán có thể làm giảm chiều cao cây và chiều rộng tán lần lượt là 19,3% và 15,8% và thông qua chiều dài của đọt non mới xuất hiện cho thấy ảnh hưởng của PBZ lên sự sinh trưởng kéo dài một năm.

Ngoài ảnh hưởng bất lợi cho cây trồng khi xử lý PBZ thì ảnh hưởng lưu tồn của hoá chất nầy trong đất và trong các bộ phận của cây cũng là một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Qua thí nghiệm xử lý PBZ bằng biện pháp tưới vào đất với liều lượng 8 g a.i./cây, phun lên lá ở nồng độ 1.000 ppm dưới điều kiện có và không có che phủ mặt líp và tiêm vào thân với liều lượng 400mg/cây trên cây xoài Nam Dok Mai, Subhadrabandhu và ctv. (1999) nhận thấy PBZ không lưu tồn trong đất nếu xử lý bằng phương pháp tiêm vào thân hoặc phun lên lá mà có che phủ mặt líp, trong khi đó PBZ lưu tồn trong đất 3 tháng khi phun lên lá mà không có che phủ mặt líp và lưu tồn 11 tháng nếu xử lý bằng phương pháp tưới vào đất. Về sự lưu tồn của PBZ trong lá, kết quả nghiên cứu nầy cho thấy rằng mức độ lưu tồn của hoá chất cao nhất khi phun lên lá trong khi phương pháp tưới vào đất hoặc tiêm vào thân thì mức độ lưu tồn rất thấp và tác giả không tìm thấy có sự lưu tồn của hoá chất trên trái xoài qua tất cả các biện pháp xử lý.

Tóm lại, hiện nay PBZ được coi là chất có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp GA có hiệu quả nhất và là phương tiện có hiệu quả trong việc kiểm soát sự ra hoa xoài. Tuy vậy, để sản xuất xoài mùa nghịch có hiệu quả Nartvaranant và ctv. (2000) khuyến cáo những kỹ thuật chủ yếu như sau:

Sử dụng PBZ bằng cách phun lên lá hay tưới vào đất ở nồng độ thích hợp.

Sử dụng những giống xoài có đặc tính ra hoa sớm như: Nam Dok Mai Tawai (sớm), Fahlan, Salaya, Chok Anan, và Boon Bun Dan.

Chọn vùng thích hợp có điều kiện nhiệt độ thấp, có sự khô hạn cần thiết và đất phải thoát nước tốt.

 Quản lý nước tốt, đặc biệt là rất khó trong mùa mưa

Tuy nhiên, điều cần phải lưu ý là việc kích thích ra hoa chỉ đạt kết quả trên những cây khoẻ, còn những cây không có đủ các chất carbohydrate biến đổi sẽ đáp ứng rất kém với sự xử lý PBZ (Phavaphutanon và ctv., 2000).

Hình 4.10 Xử lý paclobutrazol bằng cách phết vào gốc thân
Hình 4.11 Phát hoa xoài Thanh Ca bị ảnh hưởng do xử lý paclobutrazol với liều lượng 1 g a.i./m đường kinh tán, tương đương với 40 g/cây lọai Paclobutrazol 10%

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask