<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Dữ liệu kiểu tệp

KIỂU DỮ LIỆU TỆP

1 Khái niệm về tệp:

Tệp là một dãy các phần tử cùng kiểu được sắp xếp một cách tuần tự. Tệp dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài dưới một tên nào đó.

Tệp tập hợp trong nó một số phần tử dữ liệu có cùng cấu trúc giống như mảng nhưng khác mảng là số phần tử của tệp chưa được xác định.

Trong Pascal có 3 loại tệp được sử dụng là:

  • Tệp có kiểu:

Tệp có kiểu là tệp mà các phần tử của nó có cùng độ dài và cùng kiểu dữ liệu.

  • Tệp văn bản:

Dùng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng các ký tự của bảng mã ASCII, các ký tự này được lưu thành từng dòng, độ dài các dòng có thể khác nhau. Ví dụ 2008 (kiểu word) khi ghi vào tệp văn bản cần 4 Byte ( không phải 2 Byte).

  • Tệp không kiểu:

Tệp không kiểu là một loại tệp không cần quan tâm đến kiểu dữ liệu ghi trên tệp. Dữ liệu ghi vào tệp không cần chuyển đổi.

Tác dụng lớn nhất của kiểu dữ liệu tệp là ta có thể lưu trữ các dữ liệu nhập vào từ bàn phím và các kết quả xử lý trong bộ nhớ RAM ra tệp để dùng nhiều lần.

  • Khai báo:
  • Định nghĩa kiểu tệp với từ khóa FILE OF trong phần mô tả kiểu sau từ TYPE, tiếp theo là khai báo biến tệp trong phần khai báo biến.

Ví dụ 2.6:

Type

MSN=Array[1..100] of integer; {định nghĩa mảng 100 số nguyên}

TSN= File of MSN; {định nghĩa tệp TSN có các phần tử là mảng số nguyên}

TCV=File of String[80]; {định nghĩa tệp TCV có các phần tử là các chuỗi có độ dài 80 ký tự.

Bangdiem= Record

……

End;

TBD= File of Bangdiem;

Var:

Tep1: TSN;

Tep2: TCV;

Tep3: TBD;

  • Định nghĩa trực tiếp biến kiểu tệp trong phần khai báo biến

Var

Tep4:File of Array[1..5] of String[80];

Tep5: File of Bangdiem;

  • Truy nhập vào tệp:

Turbo Pascal có thể xử lý 2 loại tệp là : Tệp truy nhập tuần tự và tệp truy nhập trực tiếp.

  • Tệp truy nhập tuần tự: để truy nhập vào một phần tử nào đó, ta bắt buộc phải đi qua các phần tử trước đó. Nếu muốn thêm các phần tử vào tệp thì có thể thêm vào cuối tệp.
  • Tệp truy nhập trực tiếp: là tệp có thể truy nhập vào phần tử bất kỳ trong tệp. Muốn truy nhập trực tiếp phải dùng thủ tục Seek (số hiệu phần tử).
  • Mở tệp:

Để mở một tệp chuẩn bị lưu trữ dữ liệu, ta sử dụng 2 thủ tục chuẩn sau đây:

ASSIGN(biến tệp, tên tệp);

REWRITE(biến tệp);

Trong đó:

Biến tệp: là tên biến tệp đã khai báo sau từ khóa VAR

Tên tệp: Là tên do ta chọn để ghi dữ liệu vào đĩa.

Ví dụ : ASSIGN(f, ‘a:\baitap.txt’);

REWRITE(f); {khởi tạo tệp rỗng}

Sau 2 thủ tục trên, để tiến hành ghi dữ liệu vào tệp ta lại dùng thủ tục WRITE(…):

Cách viết:

WRITE(biến tệp, các giá trị cần ghi vào tệp);

Cuối cùng, ta phải đóng tệp bằng thủ tục:

CLOSE(biến tệp);

2 Tệp văn bản:

a. Khai báo tệp văn bản:

Tệp văn bản được khai báo trực tiếp trong phần khai báo biến:

Var

Bientep:Text;

b. Truy nhập vào tệp:

Truy nhập vào tệp được hiểu là nhập dữ liệu vào tệp, ghi lại dữ liệu trên thiết bị nhớ ngoài, đọc dữ liệu đó ra màn hình hoặc máy in và xử lý nó.

  • Mở tệp mới để ghi:

Assign(bientep, tentep);

Rewrite(bientep);

  • Mở tệp đã có để ghi thêm:

Assign(bientep, tentep);

Append(bientep);

  • Mở tệp để đọc dữ liệu:

Assign(bientep, tentep);

Reset(bientep);

c. Ghi dữ liệu vào tệp:

Sau khi đã mở tệp chúng ta có thể dùng thủ tục Write hoặc Writeln để ghi dữ liệu vào tệp.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình nâng cao. OpenStax CNX. Sep 19, 2008 Download for free at http://cnx.org/content/col10576/1.2
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình nâng cao' conversation and receive update notifications?

Ask