<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Hằng số nguyên

Số nguyên gồm các kiểu int (2 bytes) , long (4 bytes) được thể hiện theo những cách sau.

- Hằng số nguyên 2 bytes (int) hệ thập phân: Là kiểu số mà chúng ta sử dụng thông thường, hệ thập phân sử dụng các ký số từ 0 đến 9 để biểu diễn một giá trị nguyên.

Ví dụ: 123 ( một trăm hai mươi ba), -242 ( trừ hai trăm bốn mươi hai).

- Hằng số nguyên 2 byte (int) hệ bát phân: Là kiểu số nguyên sử dụng 8 ký số từ 0 đến 7 để biểu diễn một số nguyên.

Cách biểu diễn: 0<các ký số từ 0 đến 7>

Ví dụ : 0345 (số 345 trong hệ bát phân)

-020 (số -20 trong hệ bát phân)

Cách tính giá trị thập phân của số bát phân như sau:

Số bát phân : 0dndn-1dn-2…d1d0 ( di có giá trị từ 0 đến 7)

=>Giá trị thập phân= i = 0 n d i 8 i size 12{ Sum cSub { size 8{i=0} } cSup { size 8{n} } {d rSub { size 8{i} } *8 rSup { size 8{i} } } } {}

0345=229 , 020=16

- Hằng số nguyên 2 byte (int) hệ thập lục phân: Là kiểu số nguyên sử dụng 10 ký số từ 0 đến 9 và 6 ký tự A, B, C, D, E ,F để biểu diễn một số nguyên.

Ký tự giá trị

A10

B11

C12

D13

E14

F15

Cách biểu diễn: 0x<các ký số từ 0 đến 9 và 6 ký tự từ A đến F>

Ví dụ:

0x345 (số 345 trong hệ 16)

0x20 (số 20 trong hệ 16)

0x2A9 (số 2A9 trong hệ 16)

Cách tính giá trị thập phân của số thập lục phân như sau:

Số thập lục phân : 0xdndn-1dn-2…d1d0 ( di từ 0 đến 9 hoặc A đến F)

=>Giá trị thập phân= i = 0 n d i 16 i size 12{ Sum cSub { size 8{i=0} } cSup { size 8{n} } {d rSub { size 8{i} } *"16" rSup { size 8{i} } } } {}

0x345=827 , 0x20=32 , 0x2A9= 681

- Hằng số nguyên 4 byte (long): Số long (số nguyên dài) được biểu diễn như số int trong hệ thập phân và kèm theo ký tự l hoặc L. Một số nguyên nằm ngoài miền giá trị của số int ( 2 bytes) là số long ( 4 bytes).

Ví dụ: 45345L hay 45345l hay 45345

- Các hằng số còn lại: Viết như cách viết thông thường (không có dấu phân cách giữa 3 số)

Ví dụ:

12 (mười hai)

12.45 (mười hai chấm 45)

1345.67 (một ba trăm bốn mươi lăm chấm sáu mươi bảy)

Hằng ký tự

Hằng ký tự là một ký tự riêng biệt được viết trong cặp dấu nháy đơn (‘). Mỗi một ký tự tương ứng với một giá trị trong bảng mã ASCII. Hằng ký tự cũng được xem như trị số nguyên.

Ví dụ: ‘a’, ‘A’, ‘0’, ‘9’

Chúng ta có thể thực hiện các phép toán số học trên 2 ký tự (thực chất là thực hiện phép toán trên giá trị ASCII của chúng)

Hằng chuỗi ký tự

Hằng chuỗi ký tự là một chuỗi hay một xâu ký tự được đặt trong cặp dấu nháy kép (“).

Ví dụ: “Ngon ngu lap trinh C”, “Khoa CNTT-DHCT”, “NVLinh-DVHieu”

Chú ý:

1. Một chuỗi không có nội dung “” được gọi là chuỗi rỗng.

2. Khi lưu trữ trong bộ nhớ, một chuỗi được kết thúc bằng ký tự NULL (‘\0’: mã Ascii là 0).

3. Để biểu diễn ký tự đặc biệt bên trong chuỗi ta phải thêm dấu \ phía trước.

Ví dụ: “I’m a student” phải viết “I\’m a student”

“Day la ky tu “dac biet”” phải viết “Day la ky tu \”dac biet\”“

Biến và biểu thức

Biến

Biến là một đại lượng được người lập trình định nghĩa và được đặt tên thông qua việc khai báo biến. Biến dùng để chứa dữ liệu trong quá trình thực hiện chương trình và giá trị của biến có thể bị thay đổi trong quá trình này. Cách đặt tên biến giống như cách đặt tên đã nói trong phần trên.

Mỗi biến thuộc về một kiểu dữ liệu xác định và có giá trị thuộc kiểu đó.

Cú pháp khai báo biến:

<Kiểu dữ liệu>Danh sách các tên biến cách nhau bởi dấu phẩy;

Ví dụ:

int a, b, c; /*Ba biến a, b,c có kiểu int*/

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình hướng đối tượng c++. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10931/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình hướng đối tượng c++' conversation and receive update notifications?

Ask