<< Chapter < Page Chapter >> Page >

2. Đường ống tự chảy có áp:

Đường ống tự chảy có áp ( xem Hình 12 - 4,a ) được dùng với lưu lượng và giao động mực nước nguồn bất kỳ. Mặt cắt ngang của nó có thể hình tròn hoặc chữ nhật, làm bằng bê tông cốt thép, bằng gang, pôlime ... các đường ống đặt trong các rãnh đào và có biện pháp thoát nước, biện pháp chống xói lở. Đường ống chạy dưới nơi có tàu thuyền qua lại phải đặt thấp hơn đáy tầu từ 0,8 ... 1,5 m; đặt ở nơi không có tàu thuyền qua lại thì thấp hơn đáy tàu 0,5 m.

3. Đường dẫn xi phông

Đường dẫn xi phông thường áp dụng với công trình dẫn nước quan trọng khi điều kiện địa chất và địa chất thủy văn không lợi và cũng không kinh tế cho việc đặt ống tự chảy. Diện tích mặt cắt ngang đường dẫn tự chảy và xi phông xác định theo kết quả tính toán. Vận tốc dòng chảy chọn đảm bảo tránh đọng bùn cát và đảm bảo tổn thất cột nước là nhỏ nhất thường lấy 1 ... 2 m/s. Để kiểm tra mặt cắt ống tự chảy không bị bồi lắng, theo A. C. Obrazobski:

ρ 0, 11 ( 1 sC gv ) 4,3 v 3 gsD size 12{ρ<= 0,"11" \( 1- { {sC} over { sqrt { ital "gv"} } } \) rSup { size 8{4,3} } { { { size 24{v} } rSup { size 8{3} } } over {gsD} } } {} ( 12 - 3 )

Trong đó: ρ size 12{ρ} {} là hàm lượng bùn cát của nước sông, kg/m3 , s size 12{s} {} - độ thô thủy lực trung

bình của bùn cát, m/s ; v - vận tốc tính toán của dòng nước trong ống, m/s ; D - đường kính ống, m ; C - hệ số sê di ; g - gia tốc trọng trường , m/s2.

Nếu thỏa mãn bất đẳng thức ( 12 - 3 ) thì có thể coi rằng không lắng đọng trong ống.

Để xử lý và quan trắc đọng cát trong ống cứ 75 ... 100 m đặt một giếng quan trắc.

Đường dẫn nước hở ( kênh dẫn ).

Loại này thường dùng để dẫn nước từ các nguồn nước mặt như sông, hồ và kênh khi điều kiện địa chất, thủy văn và địa hình thuận lợi. Kênh dẫn được sử dụng với điều kiện: có tính kinh tế, rút ngắn chiều dài ống áp lực, nước có ít bùn cát, tiến hành làm sạch bùn cát trong kênh mà vẫn bảo đảm lấy đủ lưu lượng theo biểu đồ lưu lượng yêu cầu, ổn định bờ của nguồn nước, biên độ giao động mực nước sông nhỏ và giao động chậm. Kênh dẫn có hai loại : không tự điều tiết và tự đièu tiết.

1. Kênh không tự điều tiết

Kênh không tự điều tiết có đỉnh kênh thấp dần về nhà máy và song song với đáy kênh ( xem Hình 12 - 6,a ). Để tránh nước tràn qua đỉnh kênh, ở đầu kênh xây công trình lấy nước và có cửa van và ở cuối kênh xây công trình tràn nước thừa. Công trình này cần làm việc tự động tuân theo sự làm việc của trạm bơm.

Hình 12 - 6. Sơ đồ kênh tự và không tự điều tiết.

a - kênh không tự điều tiết ;  - kênh tự điều tiết.

1- nguồn nước; 2- kênh; 3- nhà máy bơm; 4- ống hút; 5- tràn ; 6- cửa lấy nước;

a - a: đáy kênh; b - b và d - d: đường mặt nước khi Qmax và khi Q = 0; c-c : bờ kênh.

2. Kênh tự điều tiết

Đặc điểm của kênh tự điều tiết là cao trình đỉnh kênh không thay đổi suốt chiều dài kênh, do vậy mặt cắt ngang của kênh càng gần nhà máy càng lớn ( xem Hình 12 - 6, ) .

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Máy bơm và trạm bơm. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10934/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?

Ask