<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Tóm tắt chương trình

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------o0o------

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

  • Tên chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật điện tử (hướng vi điện tử)
  • Bậc đào tạo: Thạc sĩ và Tiến sĩ
  • Mã số chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: 60.52.70
  • Mã số chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: 60.52.70.01
  • Nhu cầu của nền kinh tế xã hội:

Vi điện tử bao gồm thiết kế vi mạch và sản xuất vi mạch. Hai hoạt động này có liên quan nhau nhưng thường là hai tổ chức độc lập. Có nhiều công ty chuyên về thiết kế (ở Việt Nam hiện tại quy mô nhất là công ty Renesas) vì chủ yếu chỉ cần chất xám và các phần mềm thiết kế, nhưng có ít công ty chuyên về sản xuất vi mạch (sắp tới ở Việt Nam quy mô nhất là công ty Intel) vì cần nhiều thiết bị đắt tiền và mặt bằng lớn. Khâu thiết kế vi mạch (cả về đào tạo lẫn outsourcing) rất thích hợp đối với các trường Đại học. Ở nước ta nhất là ở TP.HCM đã bắt đầu hình thành nền công nghệ và công nghiệp vi điện tử toàn diện.

Đón bắt tình hình này, nhiều công ty nước ngoài muốn mở hoạt động thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng và một số trường Đại học muốn mở chuyên ngành đào tạo (ít nhất là bổ sung một số môn) công nghệ vi điện tử.

Các yếu tố nêu trên cho thấy nhu cầu nhân sự cấp Thạc sĩ về vi điện tử với khả năng nghiên cứu, đào tạo, thiết kế, và quản lý công nghệ. Đặc biệt một số các Thạc sĩ được đào tạo sẽ là các giảng viên cho các trường Đại học muốn phát triển lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch.

Trong nhiều năm qua trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) và trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) đã giảng dạy và nghiên cứu về vi điện tử nói chung và đã có các quan hệ đối tác. Nhưng một cột mốc quan trọng là sự ra đời của Trung tâm ICDREC của ĐHQG TP.HCM nhằm đưa tổ chức thiết kế vi mạch lên một tầm cao.

Trường ĐHKHTN trên cơ sở đã giảng dạy về vi điện tử ở cấp Đại học và Cao học trong nhiều năm qua, nay với sự tư vấn chuyên môn và khả năng vận động hợp tác quốc tế của GS.TS Đặng Lương Mô, đã kêu gọi được nhiều giáo sư trong ngoài nước hưởng ứng, nên nhận thấy có khả năng mở chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ về vi điện tử để đóng góp vào sự phát triển lĩnh vực này theo chủ trương của ĐHQG TPHCM và đáp ứng nhu cầu nhân sự cho xã hội.

Đào tạo Thạc sĩ: Bắt đầu ngay khi ĐHQG TP.HCM duyệt xét. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là 25.

Đào tạo Tiến sĩ: Chỉ thực sự bắt đầu khi khóa tuyển Cao học đầu tiên tốt nghiệp. Tuy nhiên chương trình sẽ tạo điều kiện để một số người thích hợp làm NCS Tiến sĩ ở nước ngoài. Trong tương lai chương trình áp dụng chế độ đồng hướng dẫn NCS của Bộ GDĐT và của ĐHQG TP.HCM, nhất là với các giáo sư nước ngoài có quan hệ hợp tác với chương trình sau đại học này.

  • Nguồn kinh phí phục vụ đào tạo:

Do giảng dạy bằng tiếng Anh và có nhiều Giáo sư nước ngoài (Nhật, Mỹ...) và chuyên gia trong nước tham gia nên học phí được nâng lên cao hơn (gấp vài lần) so với mức học phí hiện tại. Một chương trình tiên tiến với mức học phí như vậy là phù hợp với xu thế của một xã hội coi trọng giáo dục và đang đi lên như xã hội nước ta ngày . Tuy nhiên học phí nâng lên vẫn còn thấp hơn nhiều so ngay với bậc Đại học của trường Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM, và một số chương trình đào tạo quốc tế khác trong nước. Học phí của một khóa Cao học (2 năm tập trung hoặc 3 năm bán tập trung) được đề nghị ở đây là 1500 đô la Mỹ.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, English. OpenStax CNX. Jul 03, 2007 Download for free at http://cnx.org/content/col10434/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'English' conversation and receive update notifications?

Ask