<< Chapter < Page Chapter >> Page >

trong đó :

S = F - HT : tốc độ góc trượt<<đb

tb = (F + HT)/ 2 : tốc độ góc trung bình  đb

Đặt  = S.t : góc lệch pha giữa các véctơ điện áp.

Khi costb.t = 1 thì:

uS = US =

(10.1)

Đường cong US = 2Usin(/2) là đường bao các giá trị biên độ của điện áp phách, biến thiên theo tần số phách fS :

trong đó: TS là chu kỳ trượt, tức là thời gian của một chu kỳ thay đổi biên độ điện áp phách.

Hình 10.1: Điện áp phách

a) đồ thị vectơ b) sự thay đổi trị số tức thời của điện áp phách

c) sự thay đổi biên độ của điện áp phách

Theo dõi sự biến thiên của điện áp phách (hình 10.1), ta nhận thấy:

  • * TS càng lớn thì tốc độ tương đối giữa hai máy phát càng nhỏ. Trên hình 10.1c là 2 chu kỳ thay đổi biên độ điện áp phách ứng với 2 giá trị tốc độ góc trượt S1 và S2 , trong đó S1>S2 .
  • * Lúc US = 0 là thời điểm hai vectơ điện áp uF và uHT chập nhau rất thuận lợi để đóng máy.

Dòng cân bằng:

  • Dòng cân bằng là dòng chạy vòng qua các máy phát làm việc song song với nhau khi vectơ áp của chúng không bằng nhau.

Nếu hòa đồng bộ hai máy phát và khi sức điện động của chúng bằng nhau (E1 = E2 = E­”o) thì theo sơ đồ thay thế hình 10.2, dòng cân bằng sẽ được xác định bởi biểu thức:

Hình 10.2: Sơ đồ mạng và sơ đồ thay thế tính toán

dòng cân bằng khi hòa đồng bộ

Khi  = 180o thì:

Nếu hòa máy phát vào hệ thống có công suất vô cùng lớn (tức x”d1 + x12  0) thì:

(10.2)

trong các biểu thức trên:

1,8 : hệ số kể đến thành phần không chu kỳ trong dòng siêu quá độ.

x”d1, x”d2 : điện kháng siêu quá độ của các máy phát.

x12 : điện kháng đường dây liên lạc giữa hai máy phát.

iN(3) : dòng ngắn mạch 3 pha tại đầu cực máy phát.

Thiết bị tự động hòa đồng bộ chính xác:

Nguyên tắc chung:

Các thiết bị hòa đồng bộ tự động bao gồm các bộ phận thực hiện việc tự động điều chỉnh tần số và điện áp của máy phát đóng vào so với tần số và điện áp của hệ thống và bộ phận kiểm tra việc thực hiện tất cả các điều kiện hòa đồng bộ.

Để đóng máy phát đúng vào thời điểm thuận lợi (điểm 1 trên hình 10.1c) cần phải đưa xung đến máy cắt trước thời điểm này, bởi vì máy cắt có thời gian đóng riêng. Thời gian đóng trước tđt phải bằng thời gian đóng của máy cắt tĐMC. Thời điểm đưa xung đến máy cắt tương ứng với điểm 2 trên hình 10.1c, lúc này điện áp phách khác 0, trị số của nó được xác định bằng vị trí của điểm 2’. Góc giữa các vectơ điện áp máy phát và hệ thống tương ứng với tđt gọi là góc đóng trước  đt.

đt = s. tđt (10.3)

Tùy thuộc vào việc thực hiện bộ phận đóng trước, người ta chia ra 2 loại thiết bị hòa đồng bộ :

* Thiết bị hòa đồng bộ có góc đóng trước không đổi (đt = const.), đưa xung đi đóng khi góc  đạt được một giá trị xác định không đổi.

* Thiết bị hòa đồng bộ có thời gian đóng trước không đổi (tđt = const.), đưa xung đi đóng với thời gian đóng trước không đổi, bằng thời gian đóng tĐMC của máy cắt.

Thiết bị hòa đồng bộ chính xác có thời gian đóng trước không đổi được áp dụng rộng rãi hơn.

Thiết bị hòa đồng bộ có thời gian đóng trước không đổi:

Ta xét một loại thiết bị hòa đồng bộ theo phương pháp hòa chính xác có thời gian đóng trước tđt = const., thiết bị gồm có 6 bộ phận chính (hình 10.3).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Bảo vệ rơ le và tự động hóa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10749/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?

Ask