<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược cho việc sử dụng GIS

Những vấn đề cần quan tâm trong tổ chức thực hiện hệ thống gis

Tổ chức hệ thống thông tin địa lý

Tổ chức hệ thống thông tin địa lý phải bắt đầu bằng nhiệm vụ đặt ra của hệ thống thông tin. Từ đó xác định được mức độ đòi hỏi của các loại thông tin cần thiết như thông tin thuộc tính tỷ lệ nào, phải có lớp thông tin nào, độ chính xác của thông tin và thông tin thuộc tính có dạng nào. Sau khi xác định được nhu cầu thông tin cần tìm xem thông tin này có được từ nguồn nào, có thể lấy được từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành mua trên thị trường thông tin. Nếu các nguồn khai thác thông tin đều chưa có hoặc có cần xác định tiếp sử dụng biện pháp nào để thu nhận các thông tin còn thiếu. Có thể được các công ty cung cấp thông tin hoặc tổ chức thu nhập hệ thống thông tin riêng cho số lượng dữ liệu cần có nên tổ chức quản lý dưới dạng tập trung hay phân tán cho nhu cầu và hoàn cảnh khai thác thông tin. Khi định dạng thông tin đã rõ mới thiết kế phần cứng và phần mềm phù hợp. Không cần có tham số mạnh hơn nhu cầu đòi hỏi cũng không yếu hơn để không thực hiện được nhiệm vụ cần thực hiện. Nếu cơ sở dữ liệu định dạng là phân tán thì phải thiết kế phần cứng dưới dạng máy tính (intranet). Khi dữ liệu cho phép các hệ thống thông tin khác truy nhập đến cần thiết kế các cổng extranet. Từ định hình cơ sở dữ liệu, nhu cầu quản lý và phần cứng đã được xác định tiếp tục xác định các phần mềm hệ thống, phần mềm quản trị dữ liệu địa lý và thuộc tính phần mềm quản trị nếu cần, phần mềm ứng dụng. Đôi khi các nhà tổ chức HTTT xét lựa chọn một giải pháp công nghệ hợp lý.

Cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu thuộc tính

Phần mềm đã giới thiệu cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có hai thành phần: cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Về lý thuyết có thể tổ chức quản lý cả 2 loại dữ liệu có cùng một cơ sở dữ liệu và do cùng một hệ quản trị dữ liệu. Lúc này các dữ liệu thông tin được coi như các lớp riêng biệt gắn liền với các đối tượng địa lý. Trong thực tế vấn đề trở nên phức tạp khi số lượng dữ liệu quá lớn, vấn đề tìm thông tin và truy cập thông tin được giải quyết. Vì vậy người ta tổ chức quản lý các dữ liệu này trong hai cơ sở dữ liệu riêng biệt với hai hệ quản trị riêng biệt.

Cơ sở dữ liệu thuộc tính được lưu trữ tương tự như các loại cơ sở dữ liệu thô khác: ngân hàng, luật pháp, hành chính, v..v.. các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các cột gọi là trường (field) và các hàng gọi là tấm tin (record). Vấn đề sẽ không bàn luận gì nhiều nếu có một bản. Thực tế bức tranh quan hệ giữa các dữ liệu đã làm phải có tổ chức quản lý ở nhiều bản khác nhau và phải tìm được một số trường mô tả được mối quan hệ giữa các bản. Căn cứ vào các mối quan hệ này để giải quyết việc tìm dữ liệu và cập nhật dữ liệu. Dạng tổ chức cơ sở dữ liệu như vậy được gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ. Hiện nay quản trị cơ sở thường gặp đều ở dạng cơ sở dữ liệu quan hệ như DBase, INFOMI, SQL Serve, ORACLE..v..v. Sự khác nhau giữa các hệ quản trị dữ liệu là dữ liệu (format) và ngôn ngữ hỏi đáp để tìm dữ liệu và cập nhật dữ liệu.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống thông tin địa lý. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10780/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?

Ask