<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Rơle tương tự

Rơle loại này có đặc trưng là các thông số vào/ra rơle như dòng, áp, góc lệch pha, công suất,... là các đại lượng liên tục (analog). Tín hiệu này được so sánh với một hay nhiều đại lượng đầu vào có giá trị chuẩn để cho tín hiệu đầu ra (rơle loại này gồm các loại rơle bán dẫn, rơle điện tử). Cấu trúc rơle loại này gồm các khối sau:

a) Khối tiếp thu

Khối này gồm hai phần chính là bộ đo lường và bộ so sánh, đại lượng đầu ra của bộ phận này gồm một trong hai giá trị chuẩn.

UrIAiaIBibIcicUrIAiaIBibIcica)b)Hình 6-12: Thực hiện lấy tín hiệu và chỉnh lưu trong khối tiếp thu + Bộ phận đo lường lấy tín hiệu từ các máy biến dòng để biến đổi thành đại lượng một chiều nhờ cầu chỉnh lưu. Có hai cách thực hiện chỉnh lưu như hình 6-12a,b.

+ Bộ so sánh có thể làm việc theo hai nguyên tắc chính là:

-So sánh hai đại lượng điện theo giá trị tuyệt đối (dùng cho các rơle bảo vệ khoảng cách, bảo vệ so lệch, bảo vệ quá áp, bảo vệ kém áp,...)

-So sánh hai đại lượng điện theo giá trị góc pha (dùng cho rơle bảo vệ khoảng cách, rơle định hướng công suất,...).

a) b)Hình 6-13: Thực hiện so sánh theo giá trị tuyệt đối0tUU0UraUvào(+)UraCRUvàoU0

Bộ phận so sánh hai đại lượng điện theo giá trị tuyệt đối thường sử dụng mạch tích hợp (integrated circuit), ở đây ta chỉ xét một sơ đồ so sánh tiêu biểu dùng khuếch đại thuật toán như hình 6-13. Cổng không đảo của khuếch đại thuật toán được nối vào điện áp chuẩn Uo là điện áp cần so sánh với cổng đảo. Nếu điện áp vào thấp hơn Uo chuẩn thì sẽ cho ra tín hiệu ở đầu ra (ở mức cao). Việc sử dụng khâu R-C ở đầu vào là để thay đổi thời gian hoạt động bằng cách thay đổi trị số của R và C. Ở đây bộ phận này sẽ cho ra tín hiệu nếu biên độ tín hiệu điện áp đầu vào vượt quá biên độ điện áp đặt trước Uo (Uo cũng có thể điều chỉnh được).

Bộ phận so sánh hai đại lượng điện theo giá trị góc pha thường sử dụng bộ tách sóng phân cực (polanity detector) như hình 6-14.

IC1IC2IC3Hình 6-14: Thực hiện so sánh theo trị phaĐầu đảo của khuếch đại thuật toán được nối mát, tín hiệu sóng vào là tín hiệu hình sin tín hiệu ra được chuyển sang dạng xung vuông nhờ việc dùng khuếch đại thuật toán (KĐTT).

Tín hiệu ra chỉ có hai mức tương ứng với tín hiệu vào (hiển nhiên là độc lập với biên độ tín hiệu vào). Việc so sánh góc pha có thể thực hiện bằng hai bộ tách sóng phân cực và so sánh pha để cho ra tín hiệu xung vuông.

b) Khối thực hiện

Mục đích của khối này thực hiện những biến đổi đột ngột của mạch điện ngoài như khuếch đại tín hiệu để đưa đến cuộn cắt máy cắt. Ta xét sơ nguyên lí khối thực như hình 6-15.

Mạch thyristor thực hiện các yêu cầu và cung cấp cho các mạch đầu ra tín hiệu độc lập. Tín hiệu kích thích được cho tranzitor nhờ điốt phát quang, sự trì hoãn tín hiệu được cung cấp bởi thyristor TH1, điốt zerne Uz và điện trở R1. Điốt Uz không thể điều khiển kích thích cho thyristor TH2 được cho đến khi điện áp trên R1 vượt quá điện áp trên Rz lúc này mới có tín hiệu đến kích thích thyristor TH2 làm thyristor này dẫn và cho tín hiệu đến cuộn tác động cắt máy cắt ra.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask