<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Một số loại rơle điện từ

a) Rơle dòng điện và điện áp loại T (hình 6-4a).

b) Rơle trung gian (hình 6-4b). Nhiệm vụ chính của rơle trung gian là khuếch đại tín hiệu điều khiển, nó thường nằm ở vị trí trung gian giữa các rơle khác. Đặc điểm rơle trung gian có cơ cấu điều chỉnh điện áp tác động để có thể tác động khi điện áp tăng giảm trong khoảng ± size 12{ +- {}} {} 15% Uđm.

c) Rơle thời gian điện từ (hình 6-4c) khi từ thông 0 giảm thì sức điện động e chống sự giảm để duy trì thời gian khoảng t = (0,5  5)s.

Rơle phân cực

Rơle phân cực là một dạng của rơle điện từ có thêm từ thông phân cực do nam châm vĩnh cửu tạo nên. Chuyển động của nắp phụ thuộc vào chiều dòng trong cuộn dây. Khi chưa có dòng điện thì phần động rơle đã ở một trong hai vị trí do lực hút từ trường nam châm vĩnh cửu.

Hình 6-5: Rơle phân cực Mạch từ nam châm vĩnh cửu có cấu trúc sao cho một phía khe hở không khí lớn còn một phía nhỏ để khi cho dòng vào cuộn dây nam châm thì tổng lực hút điện từ của cuộn dây và nam châm vĩnh cửu phân cực hai bên không bằng nhau, nắp bị hút về một bên, lực hút nam châm vĩnh cửu làm nhiệm vụ giữ nắp khi cắt điện cuộn dây. Muốn nắp chuyển động ngược lại thì phải đổi chiều dòng điện để đổi chiều lực hút điện từ. Hai kiểu rơle phân cực như hình 6-5.

Loại này có ưu điểm chính là độ nhạy cao kích thước gọn thời gian tác động nhanh cỡ (2  3).10-3s , cho phép thao tác với tần số lớn.

Rơle điện động

Nguyên lí

Theo nguyên tắc, rơle điện động có hai cuộn dây như hình minh họa

Khi có dòng qua cuộn dây 1 là i1 và cuộn dây 2 có dòng điện i2. Tại vị trí như hình minh họa ta có cảm ứng từ B12 = K’.i1 và có lực điện từ F = K”.B12.i2 hay lực F = K1”.i1.i2 sẽ sinh ra mô men M = Ki1i2 đặt lên cuộn dây 2, làm cuộn dây 2 quay và đóng tiếp điểm. Nếu hai cuộn được mắc nối tiếp thì i1 = i2 = i có M = Ki2 lúc này mô men độc lập với chiều dòng điện. Khi mạch điện xoay chiều với tần số f thì thì F thay đổi, rơle sẽ làm việc với giá trị trung bình của lực điện từ và mô men.

M tb = 1 T 0 T Mdt = kI 1 I 2 cos ϕ size 12{M rSub { size 8{"tb"} } = { {1} over {T} } Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{T} } {"Mdt"="kI" rSub { size 8{1} } I rSub { size 8{2} } "cos"ϕ } } {} .

Trong đó :

+ I1, I2 :trị hiệu dụng.

+  :góc lệch pha giữa hai dòng điện i1, i2.

Nếu i1 = i2 thì cos = 1 và Mtb = Ki2.

Khi một trong hai cuộn dây được đổi chiều dòng điện thì chiều mô men trung bình Mtb cũng thay đổi.

Ứng dụng

Rơle điện động được sử dụng làm rơle công suất tác dụng, phản kháng. Có thể chế tạo rơle sắt điện động để tăng trị số mô men Mtb và sẽ tăng độ nhạy của rơle. Loại rơle điện động xoay chiều không có mạch sắt từ tuy Mtb nhỏ nhưng dùng nhiều trong tự động điều khiển.

Rơle kiểu từ điện

Nguyên lí

Sự làm việc của rơ le loại này dựa trên cơ sở lực điện từ do từ trường của nam châm vĩnh cửu tác dụng lên một cuộn dây khi có dòng điện chạy qua. Nguyên lí chung biểu diễn như hình minh họa.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask