<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Nội dung chính : Trong chương này, chúng ta sẽ nhắc lại một cách khái quát các thuật ngữ và kiến thức toán học sẽ được dùng đến trong suốt giáo trình. Đó là các kiến thức liên quan đến đồ thị, cây, tập hợp, quan hệ và một vài phương pháp chứng minh toán học thông thường. Nếu các khái niệm này là mới đối với bạn, bạn nên xem lại một cách cẩn thận. Ngược lại, nếu chúng không là mới, bạn có thể đọc lướt nhanh qua chương này, nhưng hãy chắc chắn rằng mình đã nắm rõ về chúng. Mục tiêu cần đạt : Sau chương này, sinh viên có thể : Xác định tập hợp và các phép toán cơ bản trên tập hợp  Định nghĩa một quan hệ, lớp quan hệ và các tính chất của quan hệ. Xác định quan hệ tương đương và phép bao đóng.  Chứng minh một phát biểu toán học theo phương pháp quy nạp. Nắm vững các khái niệm về đồ thị và cây. Kiến thức cơ bản : Các kiến thức Toán có liên quan.Tài liệu tham khảo : [1]John E. Hopcroft, Jeffrey D.Ullman – Introduction to Automata Theory, Languages and Computation – Addison – Wesley Publishing Company, Inc – 1979 (trang 1 – trang 12). [2]V.J. Rayward-Smith – A First course in Formal Language Theory (Second Editor) – McGraw-Hill Book Company Europe – 1995 (Chapter 1: Mathematical Prerequisites) [3]Các giáo trình về Toán rời rạc

Tập hợp (sets)

Một tập hợp là tập các đối tượng không có sự lặp lại. Mỗi đối tượng trong tập hợp được gọi là phần tử (element) của tập hợp đó.

Ký hiệu tập hợp

Nếu số phần tử trong một tập hợp không quá lớn, hay nói cách khác – tập hợp là hữu hạn, tập hợp có thể được đặc tả bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

Thí dụ 1.1 : D xác định tập hợp các ngày trong tuần :

D = { Mon, Tues, Wed, Thurs, Fri, Sat, Sun }

Các phần tử trong tập hợp viết cách nhau bởi dấu “, “ và đặt trong cặp dấu { và }. Không có sự bắt buộc về thứ tự liệt kê các phần tử trong tập hợp. Chẳng hạn, tập hợp D cũng tương đương với tập hợp sau :

D = { Mon, Wed, Fri, Thurs, Sun, Tues, Sat }

Nếu phần tử x là thành phần của tập hợp A, ta viết x  A (đọc là x thuộc A), và nếu x không là phần tử của A, ta viết x  A (đọc là x không thuộc A). Chẳng hạn : Mon  D nhưng Kippers  D.

Nếu một tập hợp chứa một số khá lớn các phần tử hay thậm chí là một số vô hạn, người ta có thể không liệt kê tất cả các phần tử mà đặc tả tập hợp theo một số tính chất đặc trưng của nó.

Thí dụ 1.2 : D = { x  x là một ngày trong tuần }

P = { y  y là số nguyên tố }

X = { x  x>2 }

Mọi tập hợp đều chứa các phần tử thuộc vào một không gian xác định nào đó, ký hiệu là U. Không gian tương ứng có thể được định nghĩa là một tập số nguyên, số thực, …

Một trường hợp đặc biệt của tập hợp là tập hợp rỗng (empty set). Tập hợp này không có chứa bất kỳ phần tử nào, ký hiệu bởi  hoặc { }.

Ta nói tập hợp A là tập hợp con (subset) của tập hợp B khi mọi phần tử của A là thành phần của B ( ký hiệu A  B). Ngược lại, A không là tập con của B (A  B ).

Thí dụ 1.3 : { 1, 2, 4 }  { 1, 2, 3, 4, 5 } nhưng { 2, 4, 6 }  { 1, 2, 3, 4, 5 }

Có thể suy ra rằng tập hợp A  U và   A, A

Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau (A = B), khi A  B và B  A

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình tin học lý thuyết. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10826/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình tin học lý thuyết' conversation and receive update notifications?

Ask