<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Dòng điện chạy từ vật này sang vật khác chỉ qua những điểm tiếp xúc, như vậy dòng điện ở các chỗ tiếp xúc đó sẽ bị thắt hẹp lại, dẫn tới điện trở ở những chỗ này tăng lên.

Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm kiểu bất kì tính theo công thức:

Rtx = K F m size 12{ { {K} over {F rSup { size 8{m} } } } } {} [ ] ( 2.2)

K: hệ số phụ thuộc vật liệu và tình trạng bề mặt tiếp điểm ( theo bảng tra).

m: hệ số phụ thuộc số điểm tiếp xúc và kiểu tiếp xúc với:

+Tiếp xúc mặt m = 1

+Tiếp xúc đường m = 0,7

+Tiếp xúc điểm m = 0,5

Bảng 2.2: Tra trị số K trong công thức (2.2)

Kim loại tiếp xúc Trị số K [ Ω size 12{ %OMEGA } {} .N] Kim loại tiếp xúc Trị số K [ Ω size 12{ %OMEGA } {} .N]
đồng – đồng ( 0,08 đến 0,14).10-2 sắt - đồ̀ng ( 3,1).10-2
bạc – bạc ( 0,06)10-2 nhôm - đồng ( 0,38).10-2
nhôm - nhôm ( 0,127).10-2

Ngoài công thức (2.2) là công thức kinh nghiệm, người ta còn dùng phương pháp giải tích để dẫn giải rút ra công thức tính điện trở tiếp xúc điểm:

Do vậy rõ ràng điện trở tiếp xúc của tiếp điểm ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị điện, điện trở tiếp xúc lớn làm cho tiếp điểm phát nóng. Nếu phát nóng quá mức cho phép thì tiếp điểm sẽ bị nóng chảy, thậm chí bị hàn dính. Trong các tiếp điểm thiết bị điện mong muốn điện trở tiếp xúc có giá trị càng nhỏ càng tốt, nhưng do thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Rtx nên không thể giảm Rtx cực nhỏ được như mong muốn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc (rtx)

Điện trở tiếp xúc bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố với mức độ khác nhau, ta xét ở đây một số yếu tố chủ yếu sau:

Vật liệu làm tiếp điểm

Từ (2.3) ta thấy hệ số chống dập nát d d size 12{d rSub { size 8{d} } } {} bé thì Rtx bé. Vì vậy đứng về mặt yêu cầu có điện trở tiếp xúc bé nên dùng các vật liệu mềm để làm tiếp điểm. Nhưng thực tế cần phải kết hợp các yếu tố khác(như độ bền cơ) nên vật liệu thường dùng là đồng, đồng thau mạ thiếc, thép mạ thiếc,...

Lực ép lên tiếp điểm

Cũng từ công thức (2.2) và (2.3) lực F càng lớn thì Rtx càng nhỏ (hình 2-2)

Đường 1 biểu diễn điện trở tiếp xúc giảm theo chiều lực tăng, nếu giảm lực nén lên tiếp điểm điện trở tiếp xúc Rtx thay đổi theo đường 2.

Ta có thể giải thích là vì khi tăng lực nén bề lên mặt tiếp xúc thì không những bề mặt tiếp xúc bị biến dạng đàn hồi mà còn bị phá hủy cục bộ. Khi ta giảm lực ép thì một số điểm tiếp xúc vẫn còn giữ nguyên như khi lực ép lớn tác dụng. Tăng lực ép chỉ có tác dụng giảm Rtx ở giai đoạn đầu điện trở lớn và trung bình. Khi lực ép đủ lớn thì dù có tăng lực ép lên nữa thì điện trở tiếp xúc vẫn không thay đổi.

Hình dạng của tiếp điểm

Hình dạng của tiếp điểm cũng ảnh hưởng đến Rtx. Cùng một lực nhưng kiểu tiếp xúc khác nhau thì Rtx cũng khác nhau. Từ các công thức trên ta thấy Rtx của tiếp xúc mặt nhỏ nhất vì có hệ số m lớn nhất (tra từ công thức 2.2).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask