<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Ta được bảng số liệu như sau:

Năm
Số liệu hàng quí đã phi mùa vụ.
Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4
1 642,8 650,6 655,5 647,9
2 729,2 721,9 719,4 733,5
3 803,5 802,1 799,4 794,6

 Chúng ta phân tích hồi qui trên cơ sở số liệu phi mùa vụ (12 quí) và xác định phương trình hồi qui.

Qúi x y x2 xy
Q11 1 642,8 1 642,8
Q12 2 650,6 4 1.301,2
Q13 3 655,5 9 1.966,5
Q14 4 647,9 16 2.591,6
Q21 5 729,3 25 3.646,5
Q22 6 721,9 36 4.331,4
Q23 7 719,4 49 5.035,8
Q24 8 733,5 64 5.868,0
Q31 9 803,5 81 7.231,5
Q32 10 802,1 100 8.021,0
Q33 11 799,4 121 8.793,4
Q34 12 794,6 144 8.535,2
Tổng 78 8.700,5 650 58.964,9

Xác định được hệ số a = 16,865 và b = 615,421 .

Phương trình có dạng:Y = 16,865x + 615,421

 Bây giờ chúng ta thay thế giá trị của x cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, 16 vào phương trình. Đây là dự báo phi mùa vụ trong 4 quí tới.

Y41 = (16,865 x 13) + 615,421 = 834,666

Y42 = (16,865 x 14) + 615,421 = 851,531

Y43 = (16,865 x 15) + 615,421 = 868,396

Y44 = (16,865 x 16) + 615,421 = 885,261

 Tiếp theo, ta sử dụng chỉ số mùa vụ để mùa vụ hóa các số liệu.

Quí Chỉ sốmùa vụ (I) Dự báo phimùa vụ (Yi) Dự báo mùavụ hóa (Ymv)
1 0,809 834,666 675
2 1,122 851,531 955
3 1,251 868,396 1.086
4 0,818 885,261 724

Giám sát và kiểm soát dự báo:

 Việc lựa chọn phương pháp thích hợp có thể chịu ảnh hưởng của từng nhân tố sản xuất đến dự báo. Nhân công, tiền mặt, dự trữ và lịch vận hành máy mang tính chất ngắn hạn và có thể dự báo theo phương pháp bình quân di động hay điều hòa mũ. Các nhân tố sản xuất dài hạn như là năng lực sản xuất của nhà máy, nhu cầu về vốn có thể được tiến hành dự báo bằng phương pháp khác thích hợp cho dự báo dài hạn.

 Các nhà quản lý được khuyên nên sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Những nhân tố như là sản phẩm có khối lượng lớn hay chi phí cao, hay sản phẩm là hàng hóa được chế biến, hay là dịch vụ , hay là sản phẩm đang ở trong vòng đời của nó, hay là không có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp dự báo.

 Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc dự báo không mang lại hiệu quả mong muốn vì những lý do sau:

 Không có sự tham gia của nhiều người vào dự báo. Những cố gắng cá nhân là quan trọng, nhưng cần sự kết hợp của nhiều người để nắm các thông tin khác có liên quan.

 Thất bại do không nhận thức được rằng dự báo là một phần rất quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh.

 Thất bại do nhận thức rằng dự báo luôn là sai. Ước lượng cho nhu cầu tương lai thì được xem là có sai lầm và số sai lầm và mức độ sai lầm phụ thuộc vào loại dự báo , thường lớn đối với loại dự báo dài hạn hay thời hạn cực ngắn.

 Thất bại do nhận thức rằng dự báo luôn đúng. Các tổ chức có thể dự báo nhu cầu về nguyên vật liệu thô sẽ được dùng để sản xuất - sản phẩm cuối cùng. Nhu cầu này không thể dự báo đúng, bởi vì nó được tính toán ra từ sản phẩm hoàn chỉnh . Dự báo qua nhiều sự việc có thể dẫn đến việc quá tải cho hệ thống dự báo và làm cho nó trở nên tốn kém tiền bạc và thời gian.

 Thất bại trong việc sử dụng phương pháp dự báo không thích hợp.

 Thất bại trong việc theo dõi kết quả của các mô hình dự báo để có thể điều chỉnh tính chính xác của dự báo.

 Làm thế nào để theo dõi và quản lý mô hình dự báo.

Để theo dõi và quản lý là ấn định giới hạn trên và giới hạn dưới, cho phép kết quả của dự báo có thể sai lệch trước khi thay đổi các thông số của mô hình dự báo. Người ta gọi nó là dấu hiệu quản lý hay là tín hiệu theo dõi.

Dáúu hiãûu quaín lyï = Täøng âaûi säú cuía n giai âoaûn Âäü lãûch tuyãût âäúi bçnh quán cuía n giai âoaûn size 12{ ital "Dáúu"" hiãûu quaín lyï "= { {"Täøng âaûi säú cuía n giai âoaûn"} over {"Âäü lãûch tuyãût âäúi bçnh quán cuía n giai âoaûn"} } } {}

Dáúu hiãûu quaín lyï = i = 1 n Nhu cáöu thæûc tãú - Nhu cáöu dæû baïo MAD size 12{"Dáúu hiãûu quaín lyï "= { { Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{n} } { left ("Nhu cáöu thæûc tãú - Nhu cáöu dæû baïo" right )} } over {"MAD"} } } {}

Dấu hiệu quản lý đo lường sai số dự báo tích lũy qua n giai đoạn theo MAD.

Ví dụ: Nếu tổng sai số của 12 giai đoạn là dương 1.000 đơn vị và MAD cũng trong 12 giai đoạn là 250 đơn vị thì dấu hiệu quản lý sẽ là +4. Con số này chỉ rõ rằng số liệu thực tế lớn hơn dự báo con số tổng cộng là 4 lần MAD qua 12 giai đoạn như thế là cao. Ngược lại, nếu dấu hiệu quản lý là -4 thì số liệu thực tế nhỏ hơn dự báo là -4 làn MAD qua 12 giai đoạn là quá thấp. Nếu dấu hiệu quản lý tiến gần đến không , điều này cho thấy số liệu thực tế nằm trên và dưới dự báo là như nhau, mô hình đó cho ta kết quả tốt.

Giá trị của dấu hiệu dự báo là chỗ nó có thể được sử dụng để đưa ra các giá trị mới cho thông số của các mô hình, như thế mới có thể chỉnh lý kết quả của mô hình.

Nếu sự giới hạn cho dấu hiệu quản lý được ấn định quá thấp thì các thông số của mô hình dự báo cần được sửa đổi thường xuyên. Nhưng nếu giới hạn cho dấu hiệu quản lý được ấn định quá cao thì các thông số của mô hình dự báo sẽ ít thay đổi và như thế sẽ xảy ra dự báo không chính xác.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương. OpenStax CNX. Aug 06, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10881/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?

Ask