<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Kiểm tra kiểu tĩnh

Khái niệm:

Kiểm tra kiểu tĩnh là sự kiểm tra kiểu được thực hiện trong quá trình dịch chương trình.

Phương pháp thực hiện:

Theo nguyên tắc kiểm tra kiểu tĩnh, thông tin về kiểu của ÐTDL phải được cung cấp cho bộ dịch. Thông tin này một phần được cung cấp bởi phép khai báo của người lập trình và một phần bởi ngôn ngữ .

Các thông tin bao gồm:

  • Ðối với mỗi một phép toán thì đó là số lượng, thứ tự và kiểu dữ liệu của đối số và kiểu của kết quả. Ðối với các phép toán nguyên thuỷ thì việc định nghĩa ngôn ngữ sẽ cung cấp các thông tin này còn đối với chương trình con thì người lập trình phải xác định một cách tường minh.
  • Ðối với mỗi một biến thì đó là kiểu của biến.
  • Ðối với mỗi một hằng, thì đó là kiểu của đối tượng dữ liệu hằng. Ngữ nghĩa của một hằng trực kiện sẽ chỉ ra kiểu của nó, chẳng hạn "2" là một số nguyên, "2.3" là một số thực.

Kiểm tra kiểu tĩnh được thực hiện như sau: Thông qua đoạn đầu của chương trình, bộ biên dịch tập hợp thông tin từ sự khai báo trong chương trình vào trong bảng danh biểu (symbol table) nơi chứa thông tin về kiểu của các biến và chương trình con. Bộ biên dịch cũng sẽ có thông tin về các phép toán nguyên thuỷ được định nghĩa bởi ngôn ngữ, các hằng...Khi gặp một phép toán thì phải tra trong bảng danh biểu để xác định kiểu của mỗi một đối số có hợp lệ hay không. Chú ý rằng nếu phép toán là phép toán chung như đã nói ở trên thì có thể có nhiều kiểu hợp lệ cho một đối số. Nếu kiểu của đối số là hợp lệ thì kiểu kết quả được xác định và bộ biên dịch ghi lại thông tin này để kiểm tra các phép toán sau.

Ngôn ngữ sử dụng:

Kiểm tra kiểu tĩnh thường được sử dụng trong các ngôn ngữ khai báo tức là khi viết chương trình, các biến phải được khai báo kiểu trước khi sử dụng như Pascal, C…

Ưu điểm:

  • Do phép kiểm tra kiểu tĩnh kiểm tra tất cả các phép toán có thể xuất hiện trong bất kỳ một lệnh nào của chương trình, tất cả các nhánh của chương trình đều được kiểm tra nên không thể có sự sót lỗi vê kiểu.
  • Mặt khác thông tin về kiểu không gắn với ÐTDL tại thời điểm thực hiện chương trình nên tiết kiệm được bộ nhớ và tăng tốc độ thực hiện chương trình.

Nhược điểm:

Yếu điểm chủ yếu của kiểm tra kiểu tĩnh là chương trình không mềm dẻo, người lập trình luôn phải lo lắng về việc sử dụng biến không đúng kiểu.

Chuyển ðổi kiểu

Trong quá trình kiểm tra kiểu, nếu có sự không tương thích giữa kiểu thực của đối số và kiểu đang được monng đợi của phép toán ấy thì có hai lựa chọn có thể:

  • Sự không tương thích kiểu bị báo lỗi hoặc
  • Một sự chuyển đổi kiểu tự động được thi hành để đổi kiểu của đối số thực tế thành kiểu đúng với yêu cầu.

Chuyển đổi kiểu là một phép toán được định nghĩa như sau:

Sự chuyển đổi: Kiểu1 ->Kiểu2 nghĩa là sự chuyển đổi lấy ÐTDL của một kiểu và sản sinh ra một ÐTDL "tương ứng" của một kiểu khác. Hầu hết các ngôn ngữ đều cung cấp hai phương pháp chuyển đổi kiểu:

  • Trang bị một tập hợp các hàm đã được xây dựng mà người lập trình có thể gọi trong chương trình để tạo ra sự chuyển đổi kiểu. Ví dụ Pascal trang bị hàm ROUND để đổi một ÐTDL số thực thành một đối tượng dữ liệu nguyên với giá trị bằng phần nguyên của số thực.
  • Như là một sự chuyển đổi tự động (còn gọi là ép kiểu) do ngôn ngữ thực hiện trong một số trường hợp không tương thích kiểu nào đó. Ví dụ trong Pascal các đối số của phép toán số học "+" có lẫn số thực và số nguyên hoặc khi gán một số nguyên cho một biến số thực thì số nguyên phải được đổi một cách tự động thành kiểu thực.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Cấu trúc dữ liệu. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10766/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Cấu trúc dữ liệu' conversation and receive update notifications?

Ask