<< Chapter < Page
  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu     Page 13 / 26
Chapter >> Page >
  • Các miền (giá trị) và các độ dài của các thuộc tính
  • Các tên của các View được định nghĩa trên CSDL và định nghĩa của các view này
  • Các ràng buộc toàn vẹn

Nhiều hệ thống còn lưu trữ các thông tin liên quan đến người sử dụng hệ thống:

  • Tên của người sử dụng được phép
  • Giải trình thông tin về người sử dụng

Các dữ liệu thống kê và mô tả về các quan hệ có thể cũng được lưu trữ:

  • Số bộ trong mỗi quan hệ
  • Phương pháp lưu trữ được sử dụng cho mỗi quan hệ (cụm hay không)

Các thông tin về mỗi chỉ mục trên mỗi quan hệ cũng cần được lưu trữ :

  • Tên của chỉ mục
  • Tên của quan hệ được chỉ mục
  • Các thuộc tính trên nó chỉ mục được định nghĩa
  • Kiểu của chỉ mục được tạo

Toàn bộ các thông tin này trong thực tế bao hàm một CSDL nhỏ. Một số hệ CSDL sử dụng những cấu trúc dữ liệu và mã mục đích đặc biệt để lưu trữ các thông tin này. Nói chung, lưu trữ dữ liệu về CSDL trong chính CSDL vẫn được ưa chuộng hơn. Bằng cách sử dụng CSDL để lưu trữ dữ liệu hệ thống, ta đơn giản hoá cấu trúc tổng thể của hệ thống và cho phép sử dụng đầy đủ sức mạnh của CSDL trong việc truy xuất nhanh đến dữ liệu hệ thống.

Sự chọn lựa chính xác biểu diễn dữ liệu hệ thống sử dụng các quan hệ như thế nào là do người thiết kế hệ thống quyết định. Như một ví dụ, ta đề nghị sự biểu diễn sau:

System_catalog_schema = (relation_name, number_of_attributes)

Attribute_schema = (attribute_name, relation_name, domain_type, position, length)

User_schema = (user_name, encrypted_password, group)

Index_schema = (index_name, relation_name, index_type, index_attributes)

View_schema = (view_name, definition)

Chỉ mục

Ta xét hoạt động tìm sách trong một thư viện. Ví dụ ta muốn tìm một cuốn sách của một tác giả nào đó. Đầu tiên ta tra trong mục lục tác giả, một tấm thẻ trong mục lục này sẽ chỉ cho ta biết có thể tìm thấy cuốn sách đó ở đâu. Các thẻ trong một mục lục được thư viện sắp xếp thứ tự theo vần chữ cái , như vậy giúp ta có thể tìm đến thẻ cần tìm nhanh chóng không cần phải duyệt qua tất cả các thẻ. Chỉ mục của một file trong các công việc hệ thống rất giống với một mục lục trong một thư viện. Tuy nhiên, chỉ mục được làm như mục lục được mô tả như trên, trong thực tế, sẽ quá lớn để được quản lý một cách hiệu quả. Thay vào đó, người ta sử dụng các kỹ thuật chỉ mục tinh tế hơn. Có hai kiểu chỉ mục:

  • Chỉ mục được sắp (Ordered indices). được dựa trên một thứ tự sắp xếp theo các giá trị
  • Chỉ mục băm (Hash indices). được dựa trên các giá trị được phân phối đều qua các bucket. Bucket mà một giá trị được gán với nó được xác định bởi một hàm, được gọi là hàm băm (hash function)

Đối với cả hai kiểu này, ta sẽ nêu ra một vài kỹ thuật, đáng lưu ý là không kỹ thuật nào là tốt nhất. Mỗi kỹ thuật phù hợp với các ứng dụng CSDL riêng biệt. Mỗi kỹ thuật phải được đánh giá trên cơ sở của các nhân tố sau:

  • Kiểu truy xuất: Các kiểu truy xuất được hỗ trợ hiệu quả. Các kiểu này bao hàm cả tìm kiếm mẩu tin với một giá trị thuộc tính cụ thể hoặc tìm các mẩu tin với giá trị thuộc tính nằm trong một khoảng xác định.
  • Thời gian truy xuất: Thời gian để tìm kiếm một hạng mục dữ liệu hay một tập các hạng mục.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10838/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ quản trị cơ sở dữ liệu' conversation and receive update notifications?

Ask