<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Hằng số

Khái niệm

Hằng số (Constant) là giá trị dữ liệu không thay đổi.

Khai báo hằng

[Public|Private] Const<tên hằng>[As<kiểu dữ liệu>] =<biểu thức>

Trong đó, tên hằng được đặt giống theo quy tắc đặt tên của điều khiển.

Ví dụ:

Const g = 9.8

Const Num As Integer = 4*5

Ta có thể dùng cửa sổ Object Browser để xem danh sách các hằng có sẵn của VB và VBA (Visual Basic for Application).

Trường hợp trùng tên hằng trong những thư viện khác nhau, ta có thể chỉ rõ tham chiếu hằng.

[<Libname>.][<tên mô-đun>.]<tên hằng>

Biến

Khái niệm

Biến (Variable) là vùng lưu trữ được đặt tên để chứa dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán, so sánh và các công việc khác.

Biến có 2 đăc điểm:

  • Mỗi biến có một tên.
  • Mỗi biến có thể chứa duy nhất một loại dữ liệu.

Khai báo

[Public|Private|Static|Dim]<tên biến>[ As<kiểu dữ liệu>]

Trong đó, tên biến: là một tên được đặt giống quy tắc đặt tên điều khiển. Nếu cần khai báo nhiều biến trên một dòng thì mỗi khai báo cách nhau dấu phẩy (,).

Nếu khai báo biến không xác định kiểu dữ liệu thì biến đó có kiểu Variant.

Khai báo ngầm: Đây là hình thức không cần phải khai báo một biến trước khi sử dụng. Cách dùng này có vẻ thuận tiện nhưng sẽ gây một số sai sót, chẳng hạn khi ta đánh nhầm tên biến, VB sẽ hiểu đó là một biến mới dẫn đến kết quả chương trình sai mà rất khó phát hiện.

Ví dụ:

Dim Num As Long, a As Single

Dim Age As Integer

Khai báo tường minh: Để tránh rắc rối như đã nêu ở trên, ta nên quy định rằng VB sẽ báo lỗi khi gặp biến chưa được khai báo bằng dòng lệnh:

Option Explicit trong phần Declaration (khai báo) của mô-đun.

Option Explicit chỉ có tác dụng trên từng mô-đun do đó ta phải đặt dòng lệnh này trong từng mô-đun của biểu mẫu, mô-đun lớp hay mô-đun chuẩn.

Biểu thức

Khái niệm

Toán tử hay phép toán (Operator): là từ hay ký hiệu nhằm thực hiện phép tính và xử lý dữ liệu.

Toán hạng: là giá trị dữ liệu (biến, hằng…).

Biểu thức: là tập hợp các toán hạng và các toán tử kết hợp lại với nhau theo quy tắc nhất định để tính toán ra một giá trị nào đó.

Các loại phép toán

  1. Các phép toán số học: Thao tác trên các giá trị có kiểu dữ liệu số.
Phép toán Ý nghĩa Kiểu của đối số Kiểu của kết quả
- Phép lấy số đối Kiểu số (Integer, Single…) Như kiểu đối số
+ Phép cộng hai số Kiểu số (Integer, Single…) Như kiểu đối số
- Phép trừ hai số Kiểu số (Integer, Single…) Như kiểu đối số
* Phép nhân hai số Kiểu số (Integer, Single…) Như kiểu đối số
/ Phép chia hai số Kiểu số (Integer, Single…) Single hay Double
\ Phép chia lấy phần nguyên Integer, Long Integer, Long
Mod Phép chia lấy phần dư Integer, Long Integer, Long
^ Tính lũy thừa Kiểu số (Integer, Single…) Như kiểu đối số
  1. Các phép toán quan hệ

Đây là các phép toán mà giá trị trả về của chúng là một giá trị kiểu Boolean (TRUE hay FALSE).

Phép toán Ý nghĩa
= So sánh bằng nhau
<> So sánh khác nhau
> So sánh lớn hơn
< So sánh nhỏ hơn
>= So sánh lớn hơn hoặc bằng
<= So sánh nhỏ hơn hoặc bằng
  1. Các phép toán Logic: là các phép toán tác động trên kiểu Boolean và cho kết quả là kiểu Boolean. Các phép toán này bao gồm AND (và), OR (hoặc), NOT (phủ định). Sau đây là bảng giá trị của các phép toán:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình visual basic. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10777/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình visual basic' conversation and receive update notifications?

Ask