<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Phần này trình bày khái niệm chung về rơ le

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RƠLE

Rơle là một loại thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Rơle là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động lực.

Các bộ phận (các khối) chính của rơle

+ Cơ cấu tiếp thu( khối tiếp thu)

Có nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối trung gian.

+ Cơ cấu trung gian( khối trung gian)

Làm nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đưa đến từ khối tiếp thu và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho rơle tác động.

+ Cơ cấu chấp hành (khối chấp hành)

Làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển.

Ví dụ các khối trong cơ cấu rơle điện từ hình 6-1.

-Cơ cấu tiếp thu ở đây là cuộn dây.

-Cơ cấu trung gian là mạch từ nam châm điện.

-Cơ cấu chấp hành là hệ thống tiếp điểm.

Phân loại rơle

Có nhiều loại rơle với nguyên lí và chức năng làm việc rất khác nhau. Do vậy có nhiều cách để phân loại rơle:

a) Phân loại theo nguyên lí làm việc gồm các nhóm

+ Rơle điện cơ (rơle điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực, rơle cảm ứng,...).

+ Rơle nhiệt.

+ Rơle từ.

+ Rơle điện tử -bán dẫn, vi mạch.

+ Rơle số.

b) Phân theo nguyên lí tác động của cơ cấu chấp hành

+ Rơle có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm.

+ Rơle không tiếp điểm (rơle tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở,...

c) Phân loại theo đặc tính tham số vào

+ Rơle dòng điện.

+ Rơle điện áp.

+ Rơle công suất.

+ Rơle tổng trở,...

d) Phân loại theo cách mắc cơ cấu

+ Rơle sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ.

+ Rơle thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện.

e) Phân theo giá trị và chiều các đại lượng đi vào rơle

+Rơle cực đại.

+Rơle cực tiểu.

+Rơle cực đại-cực tiểu.

+Rơle so lệch.

+Rơle định hướng.

...

Đặc tính vào -ra của rơle

Quan hệ giữa đại lượng vào và ra của rơle như hình minh họa.

Khi x biến thiên từ 0 đến x2 thì y = y1 đến khi x= x2 thì y tăng từ y = y1 đến y = y2 (nhảy bậc). Nếu x tăng tiếp thì y không đổi y = y2 . Khi x giảm từ x2 về lại x1 thì y = y2 đến x = x1 thì y giảm từ y2 về y = y1.

Nếu gọi:

+ X = X2= Xtđ là giá trị tác động rơle.

+ X = X1 = Xnh là giá trị nhả của rơle.

Thì hệ số nhả:

K nh = X 1 X 2 = X nh X size 12{" K" rSub { size 8{"nh"} } = { {X rSub { size 8{1} } } over {X rSub { size 8{2} } } } = { {X rSub { size 8{ ital "nh"} } } over {X rSub { size 8{tâ} } } } } {}

Các thông số của rơle

a) Hệ số điều khiển rơle

K âk = P âk P size 12{K rSub { size 8{"âk"} } = { {P rSub { size 8{"âk"} } } over {P rSub { size 8{"tâ"} } } } } {} , với:

+Pđk là công suất điều khiển định mức của rơle, chính là công suất định mức của cơ cấu chấp hành.

+Ptđ là công suất tác động, chính là công suất cần thiết cung cấp cho đầu vào để rơle tác động.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask