<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Năng suất Q (tấn/h) của băng tải vận chuyển trên bề mặt nằm ngang:

Đối với hàng hóa vun đống với băng tải phẳng :

Q = 155 B 2 size 12{Q="155"B rSup { size 8{2} } vρ} {}

Đối với hàng hóa vun đống với băng tải máng :

Q = 310 B 2 size 12{Q="310"B rSup { size 8{2} } vρ} {}

Đối với hàng hóa dạng riêng lẽ với băng tải phẳng:

Q = 3,6 v l size 12{Q=3,6 { {v} over {l} } } {}

trong đó: B - bề rộng băng tải, mm ;

v - tốc độ, m/s; (thường chọn v từ 0,75  3,0 m/s cho hàng hóa dạng hạt, từ 0,75  1,2 m/s cho các hàng hóa hạt lớn, còn đối hàng hóa loại đơn chiết từ 0,5  1,9 m/s)

 - tỷ trọng xếp đầy, tấn/m3 ;

m - khối lượng của một đơn vị hàng hóa, kg

l - khoảng cách giữa các hàng hóa trên băng tải, m.

Nếu tăng góc nghiêng băng tải từ 50 đến 25o thì tốc độ sẽ giảm từ 9 đến 40 %.

Công suất thiết bị dẫn động N (kW) được xác định theo công thức:

N = K 1 vL + 0, 00014 QL ± 0, 0024 QH K 2 + N x η size 12{N= { { left [ left (K rSub { size 8{1} } ital "vL"+0,"00014" ital "QL" +- 0,"0024" ital "QH" right )K rSub { size 8{2} } +N rSub { size 8{x} } right ]} over {η} } } {}

trong đó: K1- hệ số phụ thuộc vào bề rộng của băng tải;

L- chiều dài băng tải theo bề mặt ngang, m;

H- chiều cao nâng của hàng hóa, m;

Q- Năng suất băng tải, tấn/h;

K2- hệ số phụ thuộc vào chiều dài băng tải;

Nx - Công suất cho xe tháo dỡ, kW;

- hiệu suất của bộ truyền dẫn (0,75  0,8);

 - nâng hay hạ vật.

Giá trị của các hệ số K1 và K2 được nêu dưới đây:

Chiều rộng băng tải, mm 400 500 650 800 1000 1200

K1 0,004 0,005 0,007 0,010 0,012 0,014

Chiều dài băng tải, m đến 10 10-15 15-25 25-35 35-45 45

K2 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0

Công suất Nx được xác đinh theo bảng 3.2.

Bảng 3.2. công suất nx (kw) cần thiết để chuyển dịch xe tháo dỡ trên băng tải

Chiều rộng băng tải, mm
Chiều dài chuyển dịch của xe, m
<30 40 50  60 70  80 90 100 110 120 130 140
400 0,25 0,30 0,40 0,50 0,60 0,65 0,70 500 0,32 0,36 0,45 0,60 0,75 1,0 1,2 600 1,0 1,2 1,4 1,60 2,2 2,5 2,7 800 1,8 2,1 2,5 3,9 3,9 4,3 4,9 1000 2,7 3,0 3,5 5,0 5,0 5,5 6,5 1200 3,24 3,8 4,1 5,8 5,8 6,3 7,2

Băng cào

Để vận chuyển vật liệu dạng hạt và dạng mẫu thường dùng các băng cào. Bộ phận kéo trong các thiết bị này là những cái cào. Thường có hai dạng đó là dạng mở và dạng đóng kín. Các băng tải này có các máng tự rộng 75 750 mm, có thể chuyển dịch vật liệu với các hướng ngang, nghiêng (đến 45o) và thẳng đứng trong khoảng đến 100 m với tốc độ 0,2 1,0 m/s.

Băng tải cào dùng để chuyển dời bột, tinh bột, sinh khối, bã đã được trích ly,... Băng tải cào được chỉ rõ trên hình 3.2. Các băng tải có các bộ phận: đĩa xích truyền động, đĩa xích bị dẫn và các xích có đính các cào. Nhánh dưới của băng tải nằm trong máng chứa đầy nguyên liệu.

Cào được làm bằng các tấm kim loại, được cuốn thành hình máng, có dạng hình thang hay nửa vòng tròn.

Trong công nghiệp vi sinh để vận chuyển nguyên liệu các dạng bụi, bột, hạt và các mẫu nhỏ theo các tuyến đường ngang, nghiêng (15o) thường sử dụng băng tải dạng KC - 200 máng kín với tiết diện hình vuông. Chuyển dịch nguyên liệu với tốc độ 0,16  0,4 m/s. Để di chuyển nguyên liệu dễ nổ, độc, ăn mòn kim loại và dạng bụi thường sử dụng các băng tải loại KC - 125 - BK để bảo đảm độ kín và an toàn. Tốc độ di chuyển của nguyên liệu trong các băng tải khoảng 0,5-0,63 m/s. Việc dịch chuyển có thể theo hướng mặt phẳng ngang, nghiêng đến 75o .

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10752/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?

Ask